Bisphenol A

QUẢNG CÁO

Bisphenol_A Bisphenol A là gì?

Bisphenol A (BPA) là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Theo IUPAC bisphenol A (BPA) được gọi là 4,4′-dihydroxy-2,2-diphenylpropane, công thức hóa học C15H16O2, khối lượng phân tử M=228,29. BPA có một số tính chất: Chất bột hoặc tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 158 – 158oC, áp suất bốc hơi 0,2mmHg (ở 170oC). Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm.
BPA gây hại như thế nào?

BPA được phát hiện trong nhiều báo cáo khoa học của các nhóm nghiên cứu độc lập. Trong bản đánh giá do một nhóm 12 chuyên gia thực hiện theo Chương trình phòng chống độc quốc gia của Mỹ (The National Toxicology Program – NTP), BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường. Chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự lên bào thai người và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, báo cáo này không khẳng định là với lượng BPA là bao nhiêu thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ sinh dục của con người.

Những nghiên cứu này đã làm dấy lên mối lo ngại về tác hại của BPA tới sức khỏe con người, dẫn đến nhiều hoạt động kêu gọi tẩy chay BPA tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngay những tháng đầu năm 2006, trong khi một số tổ chức thuộc chính phủ Mỹ, Đức, hội đồng khoa học của Đại học Harvard nổi tiếng khẳng định BPA chỉ gây độc khi vào cơ thể với liều cao.

Một báo cáo năm 2007 của Tổ chức môi trường California cho thấy khi đun nóng bình sữa nhựa có chứa BPA của năm nhãn hiệu thông dụng thì đã tiết ra lượng khá cao BPA.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tác hại của BPA lên chuột cho thấy một lượng thấp BPA cũng đủ làm thay đổi khả năng sinh sản và sự phát triển của não bộ. Và những thay đổi này có thể góp phần gia tăng rủi ro đối với các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, ung thư ngực, u nang buồng trứng, viêm màng trong dạ con và bị dậy thì sớm. Ngoài ra, một lượng rò rỉ cao BPA sẽ gia tăng rủi ro đối với bệnh tim, tiểu đường, ảnh hưởng khả năng phát triển trí não của trẻ em; thậm chí làm giảm độ nhạy cảm đối với các bệnh nhân đang sử dụng biện pháp hóa học trị liệu.

Tháng 4/2008, Bộ Y tế Canada đã chính thức coi BPA là chất nguy hiểm.
Nhiều công ty lớn cũng nhanh chóng thay thế nhựa polycarbonate bằng nhựa polypropylene. Medela (Thụy Sỹ), một trong những hãng có sản xuất bình sữa, máy hút sữa dùng cho bà mẹ trẻ em hàng đầu thế giới cũng nhanh chân cho ra đời một thế hệ sản phẩm BPA free – loại bỏ hoàn toàn chất nguy hại BPA trong các sản phẩm nhựa.

Cuối năm 2008, theo FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ), công bố các nghiên cứu rằng BPA an toàn khi được dùng trong các loại đồ hộp thực phẩm, kể cả bình sữa trẻ em. Tuy nhiên FDA cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm về tác dụng có hại của BPA.

Một số nghiên cứu cho rằng BPA có các tác dụng phụ có hại như:

– BPA biểu hiện khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú.

– Có khả năng gây đột biến nội tiết tố.

Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa được kiểm chứng cụ thể trên người. Cũng chưa có bằng chứng cho thấy BPA gây nguy cơ đau tim và đái tháo đường.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, các loại bình sữa trẻ em bằng nhựa polycarbonate có chứa chất Bisphenol A (BPA) gây rối loạn hệ thần kinh, hoạt động sinh sản, về lâu dài có thể làm tổn thương não bộ và gây một số chứng bệnh khác.

Bisphenol_A.svg

Công thức phân tử của bisphenol A

Phân biệt bình có chất BPA

Trên thị trường có rất nhiều bình sữa là làm bằng nhựa polycarbonate và có thể nhà sản xuất vì lý nào đó không ghi lên sản phẩm.

Bằng mắt thường, người dùng có thể chú ý một vài đặc điểm như:

– Nhựa polycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA.

– Nếu dưới đáy bình có biểu tượng có nghĩa là chắc chắn bình làm bằng nhựa polycarbonate.

– Trong khi đó, các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate.

– Bình sữa được làm từ nhựa polypropylene sẽ có chữ PP hoặc biểu tượng ở dưới đáy bình.

Để hạn chế ảnh hưởng của BPA chúng ta nên:

– Không dùng những đồ nhựa đã bị hư hỏng.

– Tránh cho chúng tiếp xúc với hóa chất trong đó có các chất tẩy rửa.

– Không nên cho trẻ nhỏ chơi đồ chơi bằng chất dẻo và nhựa, hạn chế dùng núm vú giả.

– Chọn sử dụng loại nhựa polypropylene (PP) thay thế nhựa polycarbonate.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *