Tìm hiểu công nghệ khử hấp thu nhiệt để xử lý chất dioxin

QUẢNG CÁO

Sáng nay ngày 8/5, các chuyên gia Việt Nam và Mỹ bắt đầu xem xét thiết kế kỹ thuật công nghệ khử hấp thu nhiệt để xử lý nhiễm độc tại sân bay Đà Nẵng, một điểm nóng về chất độc dioxin. Hãy cùng Hóa học ngày nay tìm hiểu công nghệ xử lý dioxin này.

Công nghệ xử lý khử hấp thu nhiệt trong mố (IPTD-In-Situ Thermal Desorption) được cho là phương án hiệu quả và kinh tế nhất để xử lý ô nhiễm dioxin. Phương pháp xử lý nhiệt này cần chuyển đất ô nhiễm vào trong một mố lớn và đốt nóng để phá hủy dioxin. Theo công nghệ này, nhiệt độ tối thiểu để phân hủy dioxin vào khoảng 325°C trong điều kiện chân không.

Đất và bùn được đào lên đưa vào mố hoàn toàn kín nằm trên mặt đất. Các thanh nhiệt hoạt động ở nhiệt độ khoảng 750 – 800 độ C (1400 – 1500 độ F) làm tăng nhiệt độ của toàn bộ mố lên đến ít nhất là 325 độ C. Ở nhiệt độ này, liên kết phân tử của hợp chất dioxin bị phá hủy, làm cho hợp chất dioxin bị phân hủy thành các chất vô hại khác, chủ yếu là CO2, H2O và CI2.

Một giếng đặc biệt bằng bê tông được thiết kế cho công việc xử lý dioxin. Bên trong giếng là một bể bằng thép được đặt ngăn với giếng bê tông bằng một lớp ngăn cách. Các thiết bị gia nhiệt được đặt bên trong lớp thùng bằng thép, nhiệt độ được theo dõi bằng các nhiệt kế để điều chỉnh nhiệt cho phù hợp. Một thiết bị chiết chân không có gia nhiệt được đặt ở giữa bể, khí chiết được dẫn qua một cyclon, sau đó cho qua một thiết bị oxi hóa nhiệt. Sau khi oxi hóa, khí được làm mát qua thiết bị trao đổi nhiệt, sau đó cho đi qua thiết bị hấp thu bằng than hoạt tính và cuối cùng là không khí sạch đã được xử lý.

dioxin

Sơ đồ nguyên lý của công nghệ IPTD

dioxin1

Sơ đồ mô tả một mố xử lý dioxin bằng công nghệ IPTD

Theo giới chức Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), công nghệ xử lý dioxin mà họ cho áp dụng tại sân bay Đà Nẵng đã được kiểm nghiệm trên toàn thế giới dựa trên tiêu chí về tác động môi trường và đảm bảo an toàn. Nó được chứng minh là an toàn và phát huy hiệu quả trong xử lý ô nhiễm đất.

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng công nghệ được ứng dụng thành công và hiệu quả, làm sạch sân bay Đà Nẵng. Đồng thời chúng tôi cam kết hiệu quả, an toàn cho cả những người thực hiện tại hiện trường và khu vực xung quanh”, ông Donald Steinberg, Phó giám đốc toàn cầu của USAID nói.

“Công nghệ khử hấp thu nhiệt đã được Mỹ cân nhắc và lựa chọn cẩn thận. Đây là công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo tính hiệu quả cho các vùng đất bị nhiễm dioxin, đồng thời an toàn cao cho những người trực tiếp xử lý tại hiện trường cũng như khu vực xung quanh”, ông Donald Steinberg khẳng định. Dự kiến, chi phí thực hiện dự án làm sạch dioxin tại sân bay Đà Nẵng là khoảng 43 triệu USD.

Công nghệ IPTD cũng được chứng minh có hiệu quả trong việc xử lý đất, bùn nhiễm dioxin tại Nhật Bản và đã được Bộ Môi trường Nhật cho phép sử dụng rộng rãi để xử lý đất nhiễm dioxin.

Hoahocngaynay.com

Tham khảo thêm

1. Baker, R.S., Bukowski, R.J. and McLaughlin, H.  2002.  “Pilot-Scale Demonstration of In-Pile Thermal Destruction of Chlorobenzene-Contaminated Soil.” Paper 2H-40, in: A.R. Gavaskar and A.S.C. Chen (Eds.),  Remediation of Chlorinated and Recalcitrant Compounds—2002. Proceedings of the Third International Conference on Remediation of Chlorinated and Recalcitrant Compounds  (Monterey, CA; May 2002). ISBN 1-57477-132-9, published by Battelle Press, Columbus, OH, www.battelle.org/bookstore.

2. Baker, R.S. and J.C. LaChance.  2003.  “Performance Relative to Dioxins of the In-Situ Thermal Destruction (ISTD) Soil Remediation Technology.”  In: G. Hunt (ed.) Proceedings of the 23rd International  Symposium on Halogenated Organic Pollutants and Persistent Organic Pollutants (Dioxin 2003), Boston, MA, Aug. 24-29, 2003.

3. Baker, R.S., Smith, G.J., and H. Braatz.   2009.  “In-Pile Thermal Desorption of Dioxin Contaminated Soil and Sediment.”  In: Proceedings of the 29rd International Symposium on Halogenated Persistent Organic Pollutants (Dioxin 2009), Beijing, China, Aug. 23-28, 2009.

4. http://www.env.go.jp/press/file_view.php?serial=14684&hou_id=11882

5. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/05/my-tham-gia-xu-ly-dioxin-tai-san-bay-da-nang/

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *