Benzen

QUẢNG CÁO

Benzene-aromatic-3D-balls(H2N2)-Benzen thường được biết đến dưới công thức hoá học C6H6, hay còn được viết tắt là PhH, hoặc benzol, là một hợp chất hữu cơ thơm, trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy. Benzen  là hidrocacbon vòng thơm đơn giản nhất. Trong benzen có chứa một tập hợp vòng gồm sáu nguyên tử cacbon gọi là nhân benzen. Benzen tan rất kém trong nước và rượu. Benzen cũng có khả năng cháy tạo ra khí CO2 và nước, đặc biệt có sinh ra muội than.

Năm 1865, nhà hoá học Đức Kekule (A.Kekule) đã đưa ra công thức dạng khép vòng của benzen với các liên kết đơn và đôi luân phiên nhau. Theo các giả thuyết hiện đại, sáu electron π của ba liên kết đôi trong benzen ở trạng thái liên hợp, tạo thành một hệ electron thống nhất.

Benzen được nhà vật lý Anh Farađây (M.Faraday) phát hiện ra năm 1825. Ông tách được nó từ phần ngưng của khí thắp. Năm 1833, nhà hoá lý Đức Mitselic (E. Mitcherlich) đã điều chế được benzen khi chưng khô muối canxi của axit benzoic (cho nên benzen mang tên như vậy). Chất lỏng không màu có mùi không khó chịu, độc đáo này bị đông đặc ở 5,5°C, sôi ở 80,1°C, tỷ trọng 0,8791 g/cm3, khối lượng phân tử 78,11 và công thức thực nghiệm là C6H6. Benzen tạo thành với không khí một hỗn hợp dễ nổ, dễ trộn với ete, xăng và các dung môi hữu cơ khác, tạo thành với nước một hỗn hợp sôi ở nhiệt độ 69,25°C.

Historic_Benzene_Formulae

Lịch sử cấu tạo vòng benzene formulae (từ trái qua phải) Claus (1867), Dewar (1867), Ladenburg (1869), Armstrong (1887), Thiele (1899) and Kekulé (1865). Cấu trúc hiện nay thường dùng là công thức của Thiele and Kekulé.

Về thành phần, benzen thuộc loại hidrocacbon vòng không no liên hợp (dãy đồng đẳng CnH2n-6), nhưng khác với hidrocacbon thuộc dãy etylen C2H4, benzen thể hiện các tính chất vốn có của hidrocacbon no. Chẳng hạn, benzen bền vững với tác dụng của các chất oxi hoá, dễ tham gia phản ứng thế hơn là phản ứng cộng, v.v… Sỡ dĩ benzen và những hợp chất thơm khác có các tính chất đặc biệt này là vì nhân benzen tương đối bền vững đối với các phản ứng hoá học.

Người ta thu được benzen khi cốc hoá than đá, cũng như từ các hidrocacbon béo và hidrocacbon vòng no của dầu mỏ. Hiện nay, quá trình tổng hợp hoá học benzen từ hidrocacbon no và từ parafin vòng – quá trình refominh đã được đưa vào công nghiệp.

Benzen là một nguyên liệu rất quan trọng trong công nghiệp hoá chất. Những nguyên tử hidro trong benzen dễ bị thay thế bằng clo và các halogen khác, bằng các nhóm sunfo-, amino-, nitro- và các nhóm định chức khác. Clobenzen, hexaclobenzen, phenol, anilin, nitrobenzen… đấy mới chỉ là một số dẫn suất của benzen dùng trong công nghiệp hoá chất để sản xuất chất dẻo và thuốc nhuộm, bột giặt và dược phẩm, sợi nhân tạo, chất nổ, hoá chất bảo vệ thực vật, v.v… Trong phòng thí nghiệm, benzen được sử dụng rộng rãi làm dung môi. Hơi benzen độc và phải thận trọng khi làm việc với nó.

Ứng dụng của benzen

Benzen có vai trò quan trọng trong thực tế, là nguyên liệu chính để sản xuất các loại thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh , chất kich thich tăng trưởng và vô số các ứng dụng khác… trong đời sống, người ta sử dụng benzen sản xuất nước hoa, phẩm nhuộm , keo dán… trước đây còn dùng benzen trong thức ăn, nhưng vì tính chất độc hại của vòng benzen nên việc này đã bị ngăn cấm.

Không khi nào mà cuộc sống con người lại ko có sự xuất hiện của benszen, những chất như long não , thuốc paracetamol, thuốc từ sâu 666 (đã bị ngăm cấm), kháng sinh pi các loại, thuốc trừ cỏ DDT, thuốc kích thich đột biến tứ bội cinciline, thuốc cảm aspirin… sử dụng chế tạo tơ nhân tạo , nilon, thủy tinh tổng họp hữu cơ , đồ chống cháy… có nhiều vài trò trong cuộc sống.

Lưu ý: benzen rất độc, có khả năng gây ung thư ở người rất cao.

Hoahocngaynay.com

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *