Chất tạo ngọt Suclarose (E995)

QUẢNG CÁO

Sucralose_Chemical_StructureSucralose có mã số E995 là một trong những chất tạo ngọt được cấp phép sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, dược phẩm. Sucralose được phát hiện khá muộn vào năm 1976 bởi các nhà khoa học thuộc trường Hoàng Gia Luân Đôn, Anh. Sau đó, năm 1991 sucralose được sử dụng lần đầu tiên tại Canada, FDA (Cục Quản lý An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cấp phép vào năm1998. Là thành phần chính của loại đường ăn kiêng có tên thương mại là Splenda, được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Sucralose là gì?

Sucralose là một loại đường khử có công thức hóa học là C12H19Cl3O8, danh pháp quốc tế 1,6-Dichloro-1 ,6-dideoxy-β-D-fructofuranosyl-4-chloro-4-deoxy-α-D-galactopyranoside tên gọi khác là 1’,4,6’- trichlorogalactosucrose, trichlorosucrose.

Vào năm 1976, tại phòng thí nghiệm thuộc trường Hoàng Gia Luân Đôn, các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn Tate & Lyle làm việc với 2 giáo sư Leslie Hough và Shashikant Phadnis để nghiên cứu về các sử dụng sucrose như một hóa chất trung gian. Họ đã phát hiện ra một loại đường khử clo, có vị ngọt, sau này có tên gọi là sucralose. Độ ngọt của sucralose gấp 600 lần vị ngọt của đường tự nhiên, kết tinh dạng hạt, dễ tan, không hút ẩm và rất ổn định nhiệt nên được sử dụng trong rất nhiều các sản phẩm thực phẩm Thông thường các hạt surcalose được thêm các chất độn phù hợp cho việc định lượng và sử dụng.

Canada là quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng sucralose vào năm 1991. Tại Mỹ, cục Quản lý Vệ sinh An toàn Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) đã chính thức cấp phép cho suclarose vào tháng 4 năm 1998. Đến năm 2004, sucralose chính thức được chấp thuận tại Liên minh Châu Âu. Hiện nay, sucralose được phép sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia và có trong nhiều loại dược phẩm và thực phẩm bổ biến như bánh, kẹo, café, trà, nước trái cây đóng chai, mứt, thạch, các sản phẩm từ sữa, nước xốt, dầu chộn salad… đặc biệt là các loại thực phẩm dược phẩm dành cho những người ăn kiêng, tiểu đường.

Sản xuất

Sucralose được sản xuất từ sucrose bằng cách khử clo trong môi trường nhiệt độ cao, pH thấp để thay thế ba nguyên tử clo cho ba nhóm hydroxyl. Năm 1980, Tate & Lyle Ltd. đã bắt tay với tập đoàn Johnson & Johnson – một tập đoàn lớn về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, thành lập ra công ty McNeil để thương mại hóa sucralose. McNeil đã thực hiện trộn sucralose với maltodexin và dextrose (hai loại đường này đều được sản xuất từ ngô) để tạo ra một loại đường thay thế nhãn hiệu khá nổi tiếng Splenda. Ngoài ra, sucralose còn xuất hiện với những cái tên thương mại khác như: Sukrana, SucraPlus , Candys, Cukren và Nevella.

Tính an toàn?

Sucralose được cho là một trong 2 loại đường hóa học tương đối an toàn đối với con người do tổ chức phi chính phủ CSPI (Center for Science in the Public Interest) – tổ chức vận động người tiêu dùng tập trung tới vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm tại Mỹ. Tuy nhiên, thực tế, có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa suclarose có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.

Về tác hại của sucralose nói riêng và các loại đường hóa học được cấp phép sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm nói chung còn gây nhiều tranh cãi lớn. Đến năm 1998, với khoảng hơn 100 nghiên cứu lâm sàng về nguy cơ rủi ro liên quan đến hấp thụ sucralose được FDA thông qua cũng cho biết có 11 -27% lượng sucralose chúng ta ăn vào được cơ thể hấp thụ trực tiếp vào máu. Và chỉ có 73-89% sucralose là được đào thải qua thận ra ngoài cơ thể qua nước tiểu và phân. Ngoài ra, các nhà sản xuất chất làm ngọt còn cho biết mức độ hấp thu ở trong cơ thể thậm chí còn lên tới 10,4%- 30,6% ở nam giới khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu mới vào năm 2001 được đăng trên tạp chí Thực phẩm và chất độc hóa học của Mỹ cho biết có tới 1,6 -12,2% lượng sucralose ăn vào được tích lũy trong cơ thể. Sucralose tích lũy được tìm thấy tập trung ở gan, thận và đường tiêu hóa…Việc sucralose tích lũy trong cơ thể đã được tạp chí “New Scientist” (tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ của Mỹ) cho biết có thể gây to gan và thận, teo các nang bạch huyết ở lá nách và tuyến ức, giảm tốc độ tăng trưởng cơ thể, giảm tế bào hồng cầu, tăng sản xương chậu, teo tuyến ức (có thể làm teo tới 40%)…

Ngoài ra, đối với đường sucralose, do quy trình sản xuất trải qua các bước khử clo và FDA cũng công nhận mức độ tinh khiết của sucralose trong Splenda là 98%, 2% còn lại là các hóa chất khác. Vì vậy, một số nhà khoa học khuyên rằng để đảm bảo an toàn những bà mẹ mang thai và cho con bú không nên sử dụng, vì nó có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi.

Hoahocngaynay.com

Theo Xuân Hiền (Nguồn Angi.com.vn)

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *