Chuyển hóa năng lượng mặt trời thành đường

QUẢNG CÁO

chuyen_hoa_duong(Hóa học ngày nay-H2N2) Dựa vào nghiên cứu đã có trước đó, một nhóm nghiên cứu của Đại học Cincinnati (Mỹ) đã điều chế thành công một dạng nhiên liệu sinh học mới từ năng lượng mặt trời và carbon trong không khí nhờ loài ếch bán nhiệt đới.

Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào chế tạo một vật liệu quang hợp nhân tạo mới bằng cách sử dụng vi khuẩn thực vật và các enzym của ếch và nấm có trong các bọt khí để chiết xuất đường từ ánh sáng mặt trời và khí CO2.

Bọt khí được biết đến với khả năng tập trung các chất phản ứng cho phép hút ánh sáng và không khí một cách dễ dàng. Nhóm nghiên cứu đã mô phỏng tổ bọt của ếch Tungara – một loài ếch bán nhiệt đới – có thể tạo ra những đám bọt tồn tại rất lâu trong không khí, thuận lợi cho sự phát triển của nòng nọc.

Khác với các loài thực vật và tảo biển phải huy động một số lớn năng lượng mặt trời thu được để duy trì và tái tạo sự sống cho chính nó, mô hình của nhóm có thể chuyển đổi tòan bộ số năng lượng đó thành đường. Hơn nữa quá trình chuyển đổi này không bị gián đoạn do “tổ bọt” được thiết kế không cần đến sự tham gia của đất và có thể sử dụng được trong môi trường giàu khí CO2 như các nhà máy nhiệt than.

Nhóm sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều ứng dụng nữa trên nền tảng công nghệ mới, ví dụ như thu carbon từ khí đốt của nhà máy nhiệt than. Công việc này đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp giúp tách vỏ lipid của tảo biển (sản xuất nhiên liệu sinh học) và các thành phần bên trong tế bào chất để đưa vào “tổ bọt”.

 Theo ScienceDaily/Nasati

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận