Alexander Fleming: người tìm ra Penixilin

QUẢNG CÁO

penicilin(Hóa học ngày nay-H2N2)-Người khám phá ra penixilin là Alexander Fleming, con một chủ trại ở Scotland, ông đã tới Luân Đôn khi còn trẻ để học ở trường y Saint Mary Hospital.

Năm 1992, Fleming nhận thấy rằng chất nhầy lấy từ trong mũi của ông, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn cấy trên thạch. Sau đó ông lại còn nhận thấy rằng, nước mắt của cong người cũng có tác dụng làm tiêu tan các vi khuẩn.

Năm 1928, Fleming đã cấy trên thạch loài tụ cầu khuẩn màu vàng. Nhưng do sơ suất, trong khi mở nắp hộp nuôi cấy bằng thủy tinh ra xem, chổ cấy của ông đã bị nhiễm bởi một loại mốc từ ngoài cửa sổ để mở bay vào. Ông để ý theo dõi thì thấy chỗ nào bị mốc thì tụ cầu khuẩn không phát triển. Ông đã chứng minh được rằng loài mốc Penicillium notaum đó đã ngăn chặn được sự phát triển của một số vi khuẩn. Chất kháng sinh được phát hiện trong dịch mốc đó được đặt tên là penixilin, vì bộ phận sinh sản của loài mốc đó có hình dạng giống cái bút lông (tiếng la tinh penicillium ngĩa là cái bút lông). Tháng hai năm 1929, ông công bố phát minh của ông tại Câu lạc bộ Nghiên cứu Y học ở Luân Đôn. Nhưng sau đó 10 năm, người ta đã lãng quên mất chất penixilin.

Năm 1935, tại trường Đại học Oxford, một người Australia, bác sĩ Howard Florey được bổ nhiệm là Giáo sư môn Bệnh học. Đồng thời ông Chain sinh ra ở Berlin, mẹ là người Đức, bố là người Nga, nhưng vì là gốc Do Thái, nên ông Chain buộc phải rời Đức sang nước Anh để cùng cộng tác với Florey. Hai ông tìm ra bài báo mà Fleming đã viết từ năm 1929. Đầu năm 1939, Chain mới bắt đầu nghiên cứu lại chất penixilin. Ông xin được vài bào tử mốc Penicillium notaum đem cấy trên thạch, rồi bằng phương pháp đông khô, ông đã lấy ra được từ bã của dịch mốc một thứ bột màu nâu có tính kháng sinh cao hơn dịch ban đầu, nhưng còn chứa tạp chất. Chain đã tìm ra được cách loại tạp chất và đạt được một thứ bột mịn màu vàng có tác dụng kháng sinh gấp nghìn lần mốc đầu tiên của Fleming.

Tháng 5 năm 1940, Florey tiêm vào chuột các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và Clostridium (vi khuẩn gây bệnh hoại thư khí), rồi sau đó tiêm penixilin thì chuột không chết. Florey và Chain công bố kết quả này vào ngày 24-08-1940 trên tạp chí y học của Anh: “The Lancet”.

Tại bệnh viện Oxford, một cảnh sát bị nhiệm độc màu bởi tụ cầu khuẩn. Ngày 12-02-1941, Florey và Chain tiêm thử Penixilin cho viên cảnh sát này thì thấy có kết quả, nhưng vì hết thuốc nên viên cảng sát đó đã từ trần ngày 15-03-1941.

Sau đó vì chiến tranh, việc nghiên cứu penixilin được chuyển sang Hoa Kỳ. Một nữ nhân viên của phòng thí nghiệm nghiên cứu mốc ở Peorin (Hoa Kỳ), ra chợ mua một quả dưa tây bị mốc đem về để cấy loài mốc mới Penicillium Chrysogeum có ở dưa thì thấy dùng loài mốc mới này để sản xuất penixilin tốt hơn loài cũ Penicillium notatum mà Fleming đã dùng lần đầu tiên. Ngay từ năm 1943, một lượng penixilin đã được sản xuất từ loài mốc mới lấy từ quả dưa bở mua ở chợ về để thử trong phòng thí nghiệm. Người tra đã tung ra loại thuốc kháng sinh mới này để cứu sống các thương binh trong thế giới lần thứ hai.

Năm 1945, Fleming được giải thưởng Nobel về y học. Ông mất năm 1955, thọ 74 tuổi.

Ông Chain đã kết luận như sau: “ Làm việc tập thể là quan trọng để đẩy mạnh một phát minh mới đã được khám phá ra. Nhưng tôi cho rằng không bao giờ một tập thể lại có thể đưa ra được một sáng kiến mới.”

Nguồn hoahocvietnam

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận