Vật liệu xốp hấp phụ khí thải

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Tiến sĩ Kai Landskron và các đồng nghiệp thuộc Đại học Lehigh, Pennsylvania (Mỹ) đã tạo ra một vật liệu xốp mới có khả năng hấp thụ mạnh khí thải từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than đá với chi phí sản xuất khá thấp.

[title]

Loại vật liệu xốp mới có khả năng hấp thụ lượng khói bụi ô nhiễm chứa các-bon. (ABC)

Vật liệu xốp mới đã được công bố trên tạp chí ‘Nature Communications’. “Việc sản xuất ra vật liệu xốp này rất đơn giản. Trên thực tế, thậm chí nó đơn giản hơn so với việc sản xuất hầu hết các chất liệu khác bằng cách thực hiện các phản ứng hòa tan đơn giản, còn gọi là phản ứng đa ngưng tụ với những khối vật liệu rẻ tiền”, Tiến sĩ Landskron cho biết.

Theo ông, việc sản xuất vật liệu xốp mới có thể dễ dàng áp dụng trên quy mô lớn. Tiến sĩ Lincoln Paterson, Giám đốc Chương trình Kiểm soát Khí Các-bon thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang Úc (CSIRO), nhận định công trình nghiên cứu của tiến sĩ Landskron là bước tiến quan trọng và đây là “mảnh đất màu mỡ trong nghiên cứu”. Ông cho rằng những thử nghiệm sử dụng nguyên liệu có giá thành thấp đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm đều cho ra kết quả tốt.

Khả thi trong tương lai?

Tiến sĩ Dianne Wiley từ Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Công nghệ Khí nhà kính (CO2 CRC) cho biết nghiên cứu trên rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều chất liệu mới được tạo ra nhưng chúng chưa hiệu quả đến mức có thể đưa vào sản xuất trên quy mô lớn.

Theo bà Wiley, dưới dạng vật liệu xốp như hiện nay thì sản phẩm mới của ông Landskron không có nhiều tác dụng trong việc hấp thụ khí thải. Bà cũng đặt câu hỏi liệu có thể tái sản xuất chất liệu này trên quy mô lớn hay không và nếu có thì chi phí sẽ là bao nhiêu.

Vì vậy, theo kinh nghiệm của bà Wiley, bước cần thiết tiếp theo là thử nghiệm với nước và hỗn hợp khí nhằm xác định tính hiệu quả của chất liệu mới để từ đó có quyết định thử nghiệm rộng rãi.

Tiến sĩ Paterson cho rằng vẫn còn một chặng đường dài thì mới có thể ứng dụng loại nguyên liệu mới vào thực tế.

“Khó có thể nói bao nhiêu năm bởi việc thực hiện nghiên cứu phụ thuộc vào ngân sách và nguồn lực. Hơn nữa, một vấn đề gây tranh luận chính hiện nay là thuế các-bon”, ông Paterson nói.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Bay Vút

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *