Nitơ monoxit và sức khỏe

QUẢNG CÁO

NitricOxide_molecule.3(Hóa học ngày nay-H2N2)-Năm 1998, một giải Nobel Y khoa đã được trao cho 3 nhà khoa học Robert F.Furchgott, Louis J.Ignarro và Ferid Murad với công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Nitric oxide (NO) trong việc điều hòa sự giãn nở và co hẹp mạch máu. Từ đó, vai trò quan trọng của NO trong các hoạt động của cơ thể được nhìn nhận lại một cách nghiêm túc hơn, đồng thời cũng mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới trong việc phòng chống các bệnh về tim mạch.
Vai trò của NO với sự vận hành của hệ tim mạch

Nitric oxide (với tên ô-xit nitric là cách gọi thông thường theo tiếng Việt) hay nitơ monoxide (cách gọi theo công thức hóa học) là một hợp chất hóa học với công thức hóa học NO. Chất này khác với NO2 (khí gây cười). Ở điều kiện tự nhiên, NO tồn tại dưới dạng khí gas; còn trong cơ thể động vật (bao gồm cả cơ thể người), NO được sinh ra từ rất nhiều các enzyme trong cơ thể, đóng vai trò như một thành phần then chốt trong việc vận chuyển ô-xy trong máu về các mô trên khắp cơ thể.

Các nghiên cứu đã cho thấy NO có tác dụng rõ rệt trong việc mở rộng mạch máu để tăng dòng chảy của máu, đưa ô-xy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ, điều khiển lưu lượng máu đến từng phần của cơ thể. Chính sự hiệu quả của cơ chế lưu thông máu và các chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ giúp các cơ bắp căng chắc, giúp cho việc chuyển hóa năng lượng ổn định hơn, mang lại sức chịu đựng bền bỉ với khả năng phục hồi tốt hơn. Có thể nói không quá khi cho rằng NO là thành phần trọng yếu trong việc điều tiết máu và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tim và các mô của toàn bộ cơ thể, tạo cơ sở vững chắc cho huyết áp của cơ thể luôn khỏe mạnh, nhất là khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục đúng cách.

Những cách bổ sung NO hiệu quả

Có nhiều cách để tăng cường lượng NO, nhưng có 3 phương pháp đơn giản nhất có thể vận dụng dễ dàng trong cuộc sống hằng ngày. Đó là sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm có tác dụng kích thích quá trình tạo ra NO như: đậu nành, hạnh nhân, yến mạch, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu… Đây là phương pháp thông qua các thức ăn tự nhiên, tốt cho sức khỏe nhưng chưa chắc đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng NO cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Phương pháp trực tiếp và hiệu quả hơn là sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa L-arginine – chất mẹ sản sinh ra NO. Đây là một a-xít amin dẫn xuất từ arginine, có tác động kích thích sản xuất hormone tăng trưởng và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Các loại thực phẩm chức năng có hàm lượng L-arginine đầy đủ sẽ làm tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch một cách rất rõ rệt. Cuối cùng, việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp lượng máu lưu thông mạnh, kích thích nội mạc tạo ra NO và tăng cường việc tổ hợp ra các loại enzyme có thể chuyển đổi thành arginine NO.

Song song với việc tăng cường NO, hạn chế các yếu tố có tác động xấu đến quá trình tạo ra NO trong cơ thể cũng là những thói quen nên tập ngay từ hôm nay. Hãy nhớ, các chất béo bão hòa, các cholesterol xấu và trans fat là những “sát thủ” chuyên nghiệp đối với nội mạc thành mạch máu – cơ quan sản sinh ra NO.

Nếu một hệ tim mạch khỏe mạnh đang là mục tiêu của bạn, NO chắc chắn phải được thêm vào chương trình hành động. Các cơn đau tim và đột quỵ có thể được ngăn chặn ngay từ bây giờ bằng một phương pháp vô cùng đơn giản: hiểu đúng về NO.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam

Nguồn Thanh Niên online/Hoahocngaynay.com
Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *