Ký hiệu hóa học thời kì “Giả kim thuật”

QUẢNG CÁO

Hoá học đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng trong suốt một thời gian dài của thời kì cổ đại và trung đại-thời kì Tiền hoá học thì nó chỉ đạt được mức độ phát triển ở một “thuật, ngành” và được biết đến với cái tên Giả kim thuật (alchemy). Đây là thời kì mông muội của loài người về những nhận biết, cảm giác với tri thức hoá học xung quanh.

Dựa trên các văn bản cổ đại người ta đã biết từ thời kì cổ đại con người đã biết đến chín nguyên tố hoá học (vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, sắt, thuỷ ngân, lưu huỳnh, cacbon) và đến đầu thế kỉ XVIII thì biết thêm một số nguyên tố mới là photpho, asen, antimon, bitmut và kẽm.

Trong thời kì Giả kim thuật thì công việc chủ yếu cuả các nhà giả kim là nghiên cứu phương pháp biến các “kim loại thông thường” như bạc, đồng, chì, thiếc sắt, thuỷ ngân và bạc trở thành “kim loại  hoàn mĩ nhất” (vàng).

Để lưu trữ lại đồng thời giữ bí mật các công  trình nghiên cứu của mình với những người ngoại đạo, các nhà giả kim đã sử dụng một hệ thống kí hiệu đặc biệt được thống nhất và  quy ước chung với nhau để chỉ những nhà giả kim mới hiểu được. Có nhiều hệ thống kí hiệu được sử dụng nhưng theo đa số các tài liệu, văn bản cổ để lại thì có một hệ thống được sử dụng rất rộng rãi, và cho đến tận thế kỉ XVIII vẫn được sử dụng khi trong các văn bản, tài liệu về hoá học.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *