Năm 1808
John Dalton (1766-1844) đã đưa ra lý thuyết nguyên tử của mình để giải thích các định luật định luật bảo toàn khối lượng và định luật tỉ lệ các chất trong các phản ứng hoá học.
Năm 1891
Nhà vật lý người Ireland George Johnstone Stoney đặt tên cho hạt mà Thompson tìm thấy là “electron” và tên gọi này được dùng cho đến nay.
Năm 1900
Nhà vật lý người Đức Max Planck (1858-1947) nghiên cứu sự phát xạ ánh sáng của một vật nóng. Ông giả thiết rằng sự phát xạ sóng điện từ theo từng lượng gián đoạn gọi là lượng tử năng lượng (tiếng Anh: quantum of energy), hay gọi tắt là lượng tử. Một lượng tử năng lượng của sóng điện từ tỷ lệ với tần số của nó với hệ số tỷ lệ được gọi là hằng số Plank.
Năm 1902
Dựa trên một số giả thuyết do Lord Kelvin (1824-1907) đưa ra và các kết quả của Millikan, Thomson đưa ra mô hình nguyên tử đầu tiên.
Năm 1905
Khi giải thích cho hiệu ứng quang điện, Albert Einstein (1879-1955) cho rằng ánh sáng không chỉ được phát xạ theo từng lượng tử mà còn có thể bị hấp thụ theo từng lượng tử. Ánh sáng vừa có tính chất sóng và tính chất hạt. Mỗi hạt ánh sáng được gọi là một quang tử (photon), có năng lượng là một lượng tử ánh sáng. Giả thuyết của Einstein giúp giải thích sự phát xạ trong ống chùm ca-tốt.
Năm 1913
Nhà vật lý người Anh Henry Gwyn Jeffreys Moseley (1887-1915) thấy rằng mỗi nguyên tố có một điện tích dương duy nhất tại hạt nhân của nguyên tử. Do đó hạt nhân phải chứa một loại hạt mang điện tích dương được gọi là proton. Số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tử số.
Năm 1934
Iren Giôliô (1897 – 1956) và Frederic Giôliô Quiri (1900 – 1958) phát hiện ra tính phóng xạ nhân tạo. Họ đã dùng hạt α để bắn phá hạt nhân nguyên tử Nhôm, Bo, Magie và các nguyên tố khác; kết quả là những nguyên tố này được chuyển thành những nguyên tố khác.
Năm 1938 – 1939
Ôttô Han và Frit Stracman phát hiện ra một kiểu phân rã hạt nhân quan trọng, đó là sự phân chia hạt nhân Urani thành hai hạt nhân mới gần như nhau khi dùng nơtron để bắn phá. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, quá trình đó giải phóng ra một năng lượng khổng lồ.
Năm 1939
Ecst Oclando Lorenxơ (sinh năm 1901) ở trường Đạii học Tổng hợp Califorina đã thiết kế một máy gia tốc cộng hưởng từ đầu tiên để tạo ra các proton có năng lượng cao. Nhờ vậy, đã mở ra khả năng to lớn cho việc thực hiện các phản ứng hạt nhân khác nhau, tức là thực hiện sự chuyển hoá trong nguyên tử của các nguyên tố bằng cách dùng những hạt có năng lượng lớn chẳng hạn như: hạt α, proton hay là nơtron bắn phá nguyên tử.
Năm 1940
E. Macmilan, P. Abenxơn và C. Staccơ (Đức) đã cùng một lúc điều chế nguyên tố siêu Urani nhân tạo đầu tiên, đó chính là nguyên tố Neptuni có số thứ tự 93 trong bảng tuần hoàn.
Năm 1942
Enrico Fecmi đã khởi động lò phản ứng nguyên tử đầu tiên ở Chicago, tiến hành phân chia hạt nhân Urani 235 dưới tác dụng của nơtron.
Năm 1945
Máy bay Mĩ ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroxima và Nagaxaki của Nhật Bản. Lần đầu tiên nhân loại chứng kiến sức mạnh ghê gớm của năng lượng hạt nhân. Hậu quả của nó thật là kinh khủng. Chỉ một quả bom nguyên tử duy nhất đã biến thành phố Hiroxima thành đống đổ nát, tro tàn. Những số liệu chính thức về thiệt hại đã được ghi nhận: 78.150 người chết, 13.983 người mất tích, 9.428 người bị thương nặng, 27.997 người bị thương nhẹ. Tuy nhiên, những bệnh hiểm nghèo do phóng xạ gây nên cho hàng chục nghìn công dân của thành phố Hiroxima thì không thể lường hết được…
Năm 1954
Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới có công suất 5.000 kilooat đã được vận hành tại Liên Xô (cũ).
Năm 1959
Con tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên Lênin đã đi vào hoạt động
Năm 1961
Chiếc tàu thuỷ chở hành khách đầu tiên mang tên “Xavanô” đã được hạ thuỷ.
Tại Xôphia, người ta đã cho xây dựng lò phản ứng nguyên tử nhằm sản xuất một số đồng vị phóng xạ và tiến hành nghiên cứu khoa học.
Hoahocngaynay.com