Peru cấm nhập khẩu thực phẩm biến đổi gene

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Lệnh cấm nhập khẩu sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism – GMO) mà Quốc hội Peru phê duyệt đang được Chính phủ nước này xem xét lại.

Tổng thống Alan Garcia và các bộ trưởng cho biết, lệnh cấm 10 năm sẽ gây nguy hiểm cho nghiên cứu và chuyển trách nhiệm về các vấn đề công nghệ sinh học sang Bộ Môi trường – đơn vị không có kinh nghiệm trong việc đối phó với chúng. Hiện nay, trách nhiệm này thuộc về các cơ quan Nông- Ngư nghiệp và Y tế môi trường.

Lệnh cấm được Quốc hội Peru phê duyệt vào ngày 7/6 và đang được Chính phủ thảo luận, sửa đổi hoặc các đại biểu quốc hội có thể bỏ phiếu lại.

Tuy nhiên, Quốc hội nước này hiện nay đã đóng cửa phiên họp thường kỳ và nếu không có phiên họp đặc biệt nào được triệu tập, mọi hành động sẽ bị trì hoãn cho đến khi quốc hội mới kế nhiệm vào 28/7.

Sự phản đối của những người đứng đầu đất nước đối với lệnh cấm được chi tiết trong một tài liệu mà Tổng thống Garcia ký ngày 6/7. Tài liệu nhấn mạnh rằng thời hạn cấm 5 năm là đủ để xây dựng một “bộ lọc an toàn” cần thiết để tránh các rủi ro đối với GMO, đồng thời đưa ra thêm 8 lý do khác, trong đó có nêu, bằng chứng khoa học chỉ ra rằng việc nuôi trồng GMO không gây ra mối đe dọa nào đối với đa dạng sinh học và sắc lệnh đi ngược lại sự tiến bộ mà luật an toàn sinh học Peru đưa ra trước đó.

Jorge Villasante, Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết: “Lệnh cấm rõ ràng sẽ làm tê liệt nghiên cứu công nghệ sinh học, vì vậy sự tiếp cận của giới khoa học Peru để cải tiến nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và y khoa cũng như di truyền học sẽ bị ảnh hưởng”.

Việc phát triển các sản phẩm GMO kéo theo sự tranh cãi của nhiều bên: khoa học, môi trường, doanh nghiệp và chính trị (Ảnh minh họa: Treehuggers)

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, có lẽ Quốc hội mới sẽ ủng hộ lệnh cấm. Nếu lệnh cấm được xúc tiến, tất cả các quy định và luật mâu thuẫn với sắc lệnh nói trên sẽ không còn hiệu lực trong vòng 10 năm. Điều này đưa ra lời cảnh báo đối với cộng đồng khoa học.

Rolando Estrada – GS về công nghệ sinh học tại ĐH San Marcos cho biết: “Thực tế, chúng tôi đã từng có một lệnh cấm hơn 10 năm. Và nếu chúng tôi phải chờ 10 năm nữa, đó sẽ là một bước lùi lớn không chỉ cho công nghệ sinh học hiện đại mà còn cho sự phát triển khoa học và công nghệ”.

Trong khi đó, sự do dự của Chính phủ Peru đối với lệnh cấm lại bị chỉ trích dữ dội bởi những phía chống đối sự xâm nhập của GMO.

Chi Giao (Theo SciDev)

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Báo Đất Việt

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *