Chất khử trùng nước chuyển đổi hợp chất y tế thành độc hại

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Hoa Kỳ đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology, nhóm các hóa chất chứa iốt được sử dụng cho các xét nghiệm y tế sẽ trở thành các hợp chất cực độc khi chúng trải qua quá trình khử trùng nước uống. Nghiên cứu giải đáp bí ẩn về sự hiện diện của các sản phẩm phụ khử trùng trong nước uống tại các khu vực trong đó không có nguồn iốt tự nhiên.  

Iođua tự nhiên xuất hiện trong các nguồn cung cấp nước uống khi nước ngọt tiếp xúc với nước mặn hoặc với trữ lượng muối dưới đất. Tại các nhà máy xử lý nước uống, lượng iođua này có thể phản ứng với 2 hóa chất khử trùng clo hoặc cloramin để tạo thành các sản phẩm phụ là iodo-acid và iodo trihalomethane. Theo nghiên cứu trước đây, cả hai dòng sản phẩm phụ này đều tiêu diệt các tế bào sống và gây tổn hại gen nên chúng nằm trong số các sản phẩm phụ khử trùng độc hại nhất được biết đến.

Susan D Richardson, một nhà hóa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia trực thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường ở Athens, bang Georgia, Hoa Kỳ và các cộng sự trong cuộc khảo sát vào các năm 2000-2002 về các sản phẩm phụ khử trùng nước uống lần đầu tiên đã phát hiện thấy iodo-axit. Các nhà khoa học ngạc nhiên khi thấy các sản phẩm iot hoá có trong một số nguồn nước uống không có nguồn iốt.

Nhưng sau khi nghiên cứu bài thuyết trình năm 2007 về cấu trúc của thuốc nhuộm có chứa iốt được sử dụng trong các xét nghiệm y tế, bà Susan tự hỏi liệu những hợp chất có phải là nguồn iốt. Con người được tiêm loại thuốc nhuộm này để có thể quan sát được các mô mềm trên hình ảnh X quang. Các loại thuốc tương phản với X quang có chứa iot này là trơ nên con người có bài tiết thì chúng vẫn không thay đổi và khi di chuyển qua các thiết bị lọc của nhà máy xử lý nước thải thì chúng cũng vẫn còn nguyên.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các chất tương phản trong nước uống tại 10 thành phố của Hoa Kỳ (mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được). Kết quả là họ đã phát hiện 4 chất tương phản khác nhau có chứa iot trong 6 mẫu nước của các thành phố này bao gồm các mẫu của 4 thành phố không có nguồn iốt tự nhiên. Richardson nhấn mạnh, iođua tự nhiên vẫn là một nguồn chủ yếu tạo ra các sản phẩm phụ độc hại vì iodua xuất hiện trong tự nhiên có nồng độ cao hơn nhiều so với các chất tương phản.

Các nhà nghiên cứu cũng kết hợp nước chưa được xử lý của các thành phố, các chất tương phản có chứa iốt và clo hoặc cloramin như có trong một nhà máy xử lý nước uống. Các hóa chất này đã phản ứng sản sinh ra iodo axit và iodo-trihalomethanes. Hỗn hợp này có tác dụng tiêu diệt tế bào cao gấp 4,5-7 lần so với hỗn hợp của các chất tương phản và nước. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hợp chất độc hại không hình thành khi thiếu bất cứ một trong ba thành phần.

Tuy nhiên, nồng độ các sản phẩm phụ chứa iốt trong nước uống là rất thấp. Trong một nghiên cứu năm 2008 về tác động của các sản phẩm phụ trong nước uống đã xử lý tại 23 thành phố ở Bắc Mỹ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nồng độ của chúng thấp hơn nhiều so với mức quy định của Cơ quan Bảo vệ môi trường cho các sản phẩm khử trùng được halogen hóa.

Nghiên cứu mới cho thấy, việc đánh giá độc tính của một hóa chất trong nước là không đủ, Theo David Sedlak, GS về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học California, Berkeley, việc đo mức độ độ hại của một hóa chất trong nước là chưa đủ nên cần phải nghiên cứu sâu hơn về các sản phẩm khử trùng và chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra các hóa chất khác do con người tạo ra phản ứng với các chất khử trùng tạo thành các sản phẩm độc hại.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn NASATI/C&EN

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *