Tất cả những ví dụ trên đều có thể trở thành hiện thực với công nghệ tăng độ bền của thủy tinh và gốm do một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alfred phát triển.
Đại học Alfred đã ký hợp đồng với công ty Santanoni Glass and Ceramics thuộc Alfred Station, NY, về quyền sở hữu công nghệ liên quan đến củng cố độ bền của thủy tinh.
Công nghệ này cho phép Santanoni chế tạo đồ thủy tinh “không vỡ” ví dụ như cốc uống rượu, chai, lọ, cốc vại, ly nhỏ với chi phí có thể cạnh tranh với những sản phẩm thủy tinh thông thường.
Tiến sĩ William LacCourse, giáo sư Khoa học thủy tinh tại Cao đẳng kỹ thuật gốm thuộc Đại học Alfred, bang New York, đồng thời là chủ tịch của công ty, nằm tại Trung tâm sáng tạo gốm tại Alfred, đã nghiên cứu công nghệ củng cố độ bền của thủy tinh trong hơn 30 năm.
LaCourse cho biết: “Không có loại thủy tinh nào là không vỡ, nhưng công nghệ của chúng tôi tạo ra loại thủy tinh bền nhất hiện nay, với giá thành hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Công nghệ này có tiềm năng giúp các nhà hàng, dịch vụ cung cấp thực phẩm và các gia đình tiết kiệm 80% chi phí cho sản phẩm thủy tinh. Chúng tôi đã cho chai thủy tinh rơi từ độ cao 10 fit xuống sàn bên tông, nhưng chai thủy tinh chỉ nẩy lên mà không vỡ”.
“Chúng tôi đang làm việc với một số nhà phân phối, và sẽ thực hiện chiến dịch tiếp thị tới khách hàng chủ yếu qua các cửa hàng lưu niệm và Internet. Chúng tôi cũng liên lạc với nhiều công ty dịch vụ thực phẩm, những đối tượng mà chúng tôi loại sản phẩm này có thể tiết kiệm cho họ hàng nghìn đô la”.
Hiệu trưởng Đại học Alfred Charles Edmondson cho rằng hợp đồng với Santanoni “rất có ý nghĩa đối với Đại học Afred và Sounthern Tier. Điều này cho thấy nghiên cứu vật liệu công nghệ cao có thể tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế”.
Trong nhiều năm, nghiên cứu do Trung tâm công nghệ cao (CACT) thuộc Afred cũng như Santanoni tài trợ. Lacourse cho biết: “Sự trợ giúp của CACT rất quan trọng khi công ty bắt đầu thành lập. Công ty không thể tồn tại tới ngày nay nếu thiếu sự hỗ trợ của CACT. Tôi mang ơn CACT và Đại học rất nhiều, đặc biệt trong việc cung cấp phòng thí nghiệm, thiết bị và trợ giúp về tài chính. Đây là lúc tôi thể hiện lòng biết ơn của mình”.
Sản phẩm của Santanoni hiện được chế tạo với số lượng hạn chế, công ty đang chuẩn bị để tăng sản lượng chế tạo.
Tuy nhiên việc phát minh ra thủy tinh không vỡ từ đầu thế kỉ XX. Nhà hóa học người Pháp Edouard Benedictus đang làm thí nghiệm trong phòng. Vì vô ý tay ông va đổ một bình nung bằng thủy tinh để trên bàn.
Chếc bình lăn vài vòng và rơi xuống mặt đất rất nặng. Như ng rất lạ chiếc bình không vỡ mà chỉ bị rạn nứt trên mặt bình. Benedictus nhìn chiếc bình đựng dung dịch cellulorơ nitrate như ng dung dịch trong bình đã bốc hơi hết chỉ còn một lớp màng mỏng bám chắc vào thủy tinh vì lúc đó ông đang bận thí nghiệm không kịp để bình về vị trí cũ.
Mấy hôm sau Benedictus đọc tin báo có một thông tin: Sáng sớm hôm nay ở Pari xảy ra một vụ tai nạn xe làm vỡ tan kính chắn gió trên xe gây nên thương vong cho nhiều ng ười. Lúc đó, Benedictus đột nhiên nghĩ đến chiếc bình rơi không bị vỡ của mình hôm nọ, nếu có thể phát minh ra một loại thủy tinh đập không vỡ thì chẳng phải đã làm giảm thương vong đó sao?
Benedictus tìm lại chiếc bình, bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu. Trải qua nhiều lần làm thí nghiệm, cuối cùng Benedictus đã phát minh ra một loại thủy tinh mới – thủy tinh an toàn. Độ bền của thủy tinh an toàn lớn gấp nhiều lần thủy tinh th ường vì thế việc sử dụng nó rất rộng rãi không những trong ôtô mà còn dùng trong máy bay, tàu du hành vũ trụ…
Nguồn ScienceDaily/Hoahocngaynay.com