Hóa chất lưu thông ở Việt Nam phải ghi nhãn tiếng Việt

QUẢNG CÁO

hoa-chat-dung-moiKể từ ngày 30/3/2012, tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, sản xuất nhượng quyền, kinh doanh, nhập khẩu hóa chất tại Việt Nam phải ghi nhãn bằng tiếng Việt.

Đó là nội dung chính của Thông tư 4, quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất, vừa được Bộ Công Thương ban hành.

Theo quy định này, hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa, đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung được quy định bằng tiếng Việt.

Đồng thời, giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất bao gồm tên hóa chất; mã nhận dạng; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ; biện pháp phòng ngừa; định lượng; thành phần hoặc thành phần định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng (nếu có); thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối; xuất xứ hàng hóa và hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hóa chất phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản so với màu nền của nhãn.

Trường hợp không thể hiện màu tương phản của chữ, chữ số thì chữ, chữ số phải được đúc, in chìm, in nổi rõ ràng.

Ngoài những quy định trên, Thông tư cũng hướng dẫn cách phân loại hóa chất theo hai cách là nguy hại vật chất và theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường như độc cấp tính, ăn mòn da, tổn thương mắt, tác nhân nhạy hô hấp hoặc da, khả năng gây đột biến tế bào mầm, khả năng gây ung thư, độc tính sinh sản, môi trường nước, tầng ozon.

Hoahocngaynay.com

Nguồn VnMedia

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *