(Hóa học ngày nay-H2N2)-Hai nhà hóa học của Viện Nghiên cứu Scripps, Mỹ, vừa tổng hợp thành công một công cụ khoa học cỡ nano mới, một loại công tắc phân tử nhỏ bé có thể tự bật hoặc tắt khi nó dò ra các ion kim loại trong môi trường bao quanh.
Nhóm nghiên cứu cho biết, phân tử này có thể hữu ích với vai trò là một công cụ trong phòng thí nghiệm để kiểm soát các phản ứng cực nhỏ trong các ống xét nghiệm và nó còn có tiềm năng để được phát triển làm nền tảng cho một công nghệ mới có khả năng dò rất nhạy ra các kim loại, độc tố, và các chất ô nhiễm khác trong không khí, nước hoặc đất.
Phân tử này có tên là “ouroborand” dựa theo truyền thuyết về Ouroboros, một sinh vật bò sát tự nuốt mình từ đầu tới tai. Trong truyền thuyết, Ouroboros theo chu kỳ luôn luôn được mô tả với cái tai của nó trong mồm và nó luôn được coi là một biểu tượng của sự bất tử. Trong phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Scripps, phân tử ouroborand lần lượt nuốt hoặc nhả đuôi của nó ra, giống như một cái công tắc bật và tắt khi nó cảm ứng thấy kim loại.
Sự bật-tắt này có thể thực hiện được bởi vì phân tử này có một cái đầu hình cái chén và cái đuôi. Cái đuôi có thể cuốn quanh và gắn vào cái chén, giống như con thằn lằn nuốt chính đuôi của nó.
Nhóm nghiên cứu cho biết, khi không có sự hiện diện của kim loại, chiếc đuôi của phân tử được giữ bên trong hốc của nó ở đầu đằng kia. Nếu có sự hiện diện của kẽm hoặc các ion kim loại khác, bộ phận của phân tử liên kết đầu với đuôi sẽ cuốn quanh các ion kim loại và kéo phần đầu và đuôi tách ra, làm cho phân tử mở ra. Bỏ kim loại đi, và chiếc đuôi sẽ di chuyển lại để cắm đầu kia của phân tử.
Theo Physorg/Nasati