Muối và sức khoẻ

QUẢNG CÁO

(Hóa học ngày nay-H2N2)-Muối đóng vai trò quan trọng trong đời sống, đặc biệt là trong bữa ăn hàng ngày. Muối cũng là chất điều tiết của dịch tế bào, áp lực thẩm thấu của máu trong cơ thể,… Xin giới thiệu những tổng hợp lý thú về muối ăn.
muoi_va_suc_khoeMuối ăn với bệnh cao huyết áp: Ăn muối quá nhiều sẽ gây ra bệnh cao huyết áp. Hiện, mỗi người dân hấp thụ 15 – 20g muối/ngày, quá cao so với kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (3 – 5g muối/ngày). Do vậy, người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch, gan, thận nên hạn chế lượng muối hấp thụ.
Muối ăn với bệnh tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế hấp thụ muối ăn. Sau khi đi vào cơ thể, muối ăn có thể kích hoạt hoạt tính của Amylase, tăng tốc tiêu hoá nâng cao sự tái hấp thụ glucose, từ đó gây ra tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn dưới 2g muối/ngày, mùa hè ăn tối đa 3g muối/ngày.
Muối ăn với thai phụ: Phụ nữ thời kỳ mang thai hấp thụ lượng muối quá nhiều sẽ giữ nhiều nước trong cơ thể, một trong những nguyên nhân chính của chứng huyết thanh. Tuy nhiên, nếu ăn quá ít muối sẽ dẫn đến phát sinh cơn đau co thắt, co giật toàn thân. Vì thế, thai phụ nên cân đối lượng muối ăn phù hợp.
Muối ăn với trẻ sơ sinh: Thử nghiệm khoa học cho thấy, hàm lượng muối trong mỗi kilôgam sữa mẹ và sữa bò lần lượt là 0,15g và 0,5g. Do vậy, bù muối bằng sữa mẹ hay sữa bò là không đủ. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều muối cho trẻ sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước gây ra suy tiM, yếu liệt cơ bắp, cao huyết áp…
Dù rất quan trọng đối với sức khoẻ con người nhưng nếu ăn quá nhiều muối lại có thể gây hại. Dưới đây ra 7 kiến nghị để giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể:
Nêm muối khi ăn: Nếu hạn chế muối chỉ 6g/ngày, khi chế biến thức ăn không thêm muối, chỉ thêm ít phụ liệu, sau khi múc ra mới thêm ít muối trộn đều, lượng muối sẽ giảm 1/3 – 2/3.
Gần nấu chín mới thêm muối: Nêm muối quá sớm sẽ làm cho sắc, hương, vị của món ăn giảm sút do nồng độ dung dịch môi trường bên ngoài luôn cao hơn nồng độ tế bào trong rau, dịch tế bào phải ngấm ra ngoài. Chỉ nêm muối khi thức ăn gần chín.
Khi chế biến giảm dần lượng muối: Nên giảm lượng muối từ từ cho đến khi đạt liều dùng như kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Khi chế biến không nếm bằng lưỡi: Khi miệng cảm giác được vị mặn thì lượng muối dùng trong món ăn đã vượt quá chỉ tiêu rất nhiều vì một số thức ăn vốn đã chứa nhiều muối.
Dùng muối mè thay thế muối thuần: Chuyên gia đề xuất ăn muối mè có thể giúp giảm lượng muối rất nhiều. Pha 10 muỗng muối với một muỗng mè, trộn đều. Cách này giúp giảm lượng muối đến 9/10.
Thử dùng hương liệu và chất điều vị khác thay thế muối: Hành, tỏi, mù tạt và nước cốt chanh đều có thể tận dụng làm các gia vị, chất điều vị thay thế muối.
Tính toán cả lượng muối có trong các chất điều vị khác: Con người hấp thụ natri không chỉ đến từ muối, còn bao gồm các thức ăn giàu natri khác như nước tương, nước mắm, cải muối, bột nêm… Khi dùng những chất điều vị này trong chế biến thức ăn, cũng nên cộng thêm hàm lượng muối của chúng.
Phương Đình Nguyễn
Nguồn Kinh tế nông thôn
Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *