Hội thảo giới thiệu công nghệ và sản phẩm đạm Cà Mau

QUẢNG CÁO

Ngày 28/02, Ban Quản lý dự án Khí Điện Đạm Cà Mau tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ và sản phẩm đạm Cà Mau.

Đến dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, các nhà phân phối trong lĩnh vực phân bón, hóa chất và đại diễn các tỉnh ĐBSCL. Về phía Lãnh đạo Tập đoàn có đồng chí Hoàng Xuân Hùng, Ủy viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Trưởng ban QLDA Khí Điện Đạm Cà Mau.

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực tiêu thụ phân urê lớn nhất của nước ta, chiếm 46,9%. Tuy nhiên, hiện lượng phân đạm sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, do đó, VN phải nhập khẩu phân đạm từ Trung Quốc và Indonesia và việc nhập khẩu dẫn đến tình trạng thiếu, khan hiếm phân bón trong các thời điểm quan trọng đối với cây trồng, ảnh hưởng lớn đến mùa vụ; ngoài ra, giá phân đạm chịu ảnh hưởng mạnh từ thị trường thế giới và sản phẩm đạm nhập khẩu không kiểm soát được chất lượng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa màu.

Tính đến năm 2010, Việt Nam có thể tự cung cấp 5,6 triệu tấn phân bón các loại, trong đó nguồn cung ure khoảng 945.000 tấn. Ngoài Nhà máy Đạm Cà Mau đang chuẩn bị đưa vào hoạt động, hiện cả nước có Nhà máy Đạm Hà Bắc với công suất 180 nghìn tấn/năm và Nhà máy Đạm Phú Mỹ với công suất 800 nghìn tấn/năm (mở rộng trong năm 2010). Đây là ưu thế cho dự án đạm Cà Mau. Từ Cà Mau, nguồn đạm có thể phân phối đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long một cách nhanh nhất.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe đại diện Ban Quản lý dự án Khí Điện Đạm Cà Mau giới thiệu về công nghệ của Nhà máy Đạm Cà Mau. Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất phân urê dạng viên với nhiều tính năng ưu điểm, sử dụng công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới từ bản quyền công nghệ của 3 phân xưởng chính: phân xưởng amoniac có công suất 1.350 tấn và 1.790 tấn CO2/ngày do nhà bản quyền Haldor Topsoe, Đan Mạch cung cấp công nghệ; phân xưởng urea công suất 2.368 tấn/ngày do nhà bản quyền Saipem, Italy cung cấp công nghệ và phân xưởng tạo hạt công suất 2.385 tấn/ngày, công suất tối đa 2.862 tấn/ngày do nhà bản quyền Toyo, Nhật Bản cung cấp công nghệ. Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất 800.000 tấn urê/năm dự kiến cho ra đời sản phẩm đầu tiên vào tháng 11/2011.

Sự ra đời Nhà máy Đạm Cà Mau góp phần tăng nguồn cung ure, giảm thâm hụt cán cân thương mại, mỗi năm giảm nhập khẩu phân đạm trên 320 triệu USD, tính trung bình mỗi năm nhà máy đạm Cà Mau góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước 650 tỷ/năm và giải quyết việc làm ổn định với thu nhập cao cho hàng ngàn lao động địa phương.

Hội nghị Giới thiệu công nghệ và sản phẩn phân Đạm Cà Mau với mong muốn là thông tin chính thống và kịp thời và cập nhật nhất về chất lượng công nghệ, chất lượng thiết bị và chất lượng sản phẩm của Dự án.

Đồng thời thông qua hội thảo Ban QLDA cũng mong nhận được những đóng góp chân thành từ các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp phân phối để Ban QLDA cùng với Tổng thầu tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau nhằm sớm đưa ra sản phẩm phù hợp nhất làm hài lòng người tiêu dùng.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Vietnamnet

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *