Sản xuất bột giấy chất lượng cao bằng nguyên liệu trong nước

QUẢNG CÁO

 

Cellulose(Hóa học ngày nay-H2N2)-TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulo cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế thành công công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất bột giấy hiệu suất cao từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm giấy do các doanh nghiệp trong nước không chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt là bột giấy hiệu suất cao (HSC).

Góp phần khắc phục khó khăn này, thông qua thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất bột giấy HSC từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu” (mã số KC.06.08/06-10), TS Vũ Quốc Bảo Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulo cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất bột giấy HSC sử dụng nguồn nguyên liệu phổ biến trong nước. Đồng thời, thiết lập được dây chuyền sản xuất bột giấy HSC công suất 20 tấn/ngày đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Kết quả đặc biệt nổi bật của đề tài được thể hiện ở khâu nghiên cứu kết hợp với thực nghiệm công nghệ APMP (công nghệ bột cơ học tẩy trắng) lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam áp dụng cho sản xuất bột HSC tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ keo tai tượng và bạch đàn đỏ.

Công nghệ này cho thấy ưu điểm vượt trội so với các công nghệ BCTMP (bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng), công nghệ CTMP (bột hoá nhiệt cơ)… truyền thống về các mặt: tiết kiệm hoá chất và năng lượng, có thể sản xuất bột có độ trắng cao hơn, sản xuất sạch hơn.

Đây là kết quả có ý nghĩa thực tiễn cao, cơ sở giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy giảm lượng bột nhập khẩu, giảm chi phí đầu vào, đồng thời giảm giá thành các sản phẩm giấy in, giấy viết và hòm hộp các tông, có khả năng ứng dụng cho các dự án đầu tư mới ở Việt Nam.

Cellulose (tiếng Việt phiên âm và viết xenlulo, xenlulozơ, xenluloza hoặc xenlulô) là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật. Trong gỗ lá kim, cellulose chiếm khoảng 41-49%, trong gỗ lá rộng nó chiếm 43-52% thể tích.

Cellulose-3D-balls

Cấu trúc phân tử xenlulo

Là chất màu trắng, không mùi, không vị. Cellulose không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,… một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,…

Cellulose do các mắt xích β-D-Glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1.4 Glucocid do vậy liên kết này thường không bền trong các phản ứng thủy phân.
T.M
Nguồn Vietnamnet/Hoahocngaynay.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *