10 độc chất gây bệnh tự kỷ ở trẻ

QUẢNG CÁO

Bệnh tự kỷ và một số rối loạn thần kinh đặc thù thường liên quan ít hay nhiều do yếu tố gen di truyền. Gần đây, các nhà độc chất học tâm thần trẻ em đã chỉ ra 10 độc chất hóa học có liên quan chặt chẽ đến chứng bệnh này.

Trên tạp chí khoa học về Sức khỏe Môi trường của Mỹ (Environmental Health Perspectives), các nhà khoa học đã chỉ ra một mối tương quan chặt chẽ cần phải cảnh giác giữa bệnh tự kỷ, các rối loạn thần kinh với các độc chất hóa học. Các tác giả cho rằng, nguyên nhân sâu xa của những chứng bệnh này đều ít nhiều có liên quan tới các độc chất.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 3% các bệnh và rối loạn thần kinh tâm thần ở trẻ em như rối loạn bệnh dạng tự kỷ, bệnh tăng động giảm nhớ ở trẻ em là do tiếp xúc với chất độc hóa học gây ra. Những nạn nhân này bị bệnh là do nhiễm chất độc quá cao trong máu. Còn khoảng 25% bệnh và rối loạn thần kinh là do sự tương tác giữa gen và yếu tố môi trường. Trong nhóm này có bệnh tự kỷ.

Trẻ con thường tiếp xúc với độc chất có nguy cơ bị bệnh tự kỷ.

Trẻ con thường tiếp xúc với độc chất có nguy cơ bị bệnh tự kỷ.

Danh sách một số chất độc sau đáng chú ý:

Chì

Chì là một hợp chất hay được sử dụng trong công nghiệp và đời sống như ngành công nghiệp in, sơn, nhuộm và một số nơi là hợp chất pha vào xăng chế phẩm… Chì là yếu tố gây hại trên thần kinh trung ương.

Sẽ không có gì đáng bàn thêm với chì nồng độ cao. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng khi bị nhiễm độc chì thì bệnh não chì xuất hiện. Khả năng trí tuệ và chức năng thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.

Năm 2008, Todd A. Jusko và một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ngay cả nồng độ ở ngưỡng 10µg/dl máu cũng đủ gây ra giảm năng lực trí tuệ. Khi điều tra nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ và mức độ thông minh của trẻ em dưới 6 tuổi, các nhà nghiên cứu thấy bất ngờ khi chì là yếu tố làm suy giảm nghiêm trọng năng lực này ở trẻ em. Đặc biệt hơn, ở những trẻ mắc bệnh tự kỷ thì mối tương quan này càng trở nên rõ ràng.

Do đó, khuyến cáo của các nhà độc chất học là tránh tối đa nhiễm độc chì ở trẻ em, nhất là trẻ em có nguy cơ tự kỷ.

Hợp chất của thủy ngân

Sự cảnh báo tiếp theo là dành cho thủy ngân và các hợp chất của kim loại lỏng này. Thủy ngân là một kim loại hết sức đặc biệt, có đặc điểm chung của hầu hết mọi kim loại ở thể rắn nhiệt độ thông thường nhưng thuỷ ngân lại tồn tại ở dạng lỏng. Chính điểm đặc biệt này đã giúp cho thủy ngân có một chỗ đứng không thể thay thế trong công nghiệp đo lường và điện tử.

Một nghiên cứu năm 2008 đã chỉ ra thủy ngân là thủ phạm gây rối loạn thần kinh và các rối loạn dạng tự kỷ ở trẻ em. Oken và cộng sự năm 2008 đã công bố trên tạp chí khoa học Sức khỏe Môi trường về nguy cơ này. Nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu về nồng độ nhiễm thủy ngân từ những bà mẹ mang thai “nghiện” hải sản nhiễm độc thủy ngân. Kết quả cho thấy rằng những bà mẹ có nồng độ thủy ngân cao trong hồng cầu thì năng lực hoạt động nhanh nhạy của trí tuệ bị giảm sút. Những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ này có năng lực hoạt động của não bộ kém hơn những đứa trẻ bình thường và có các rối loạn tương tự như tự kỷ.

thuy_ngan

Thủy ngân là độc chất có liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ.

Phospho hữu cơ

Phospho hữu cơ là hợp chất vô cùng hữu dụng trong công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng. Nó đang bị chỉ ra là thủ phạm diệt luôn cả chức năng của não bộ.

Năm 2007, Brenda Eskenazi và các cộng sự đã đăng tải công bố khoa học của mình trên tạp chí Sức khỏe Môi trường, rằng có sự liên quan vô cùng chặt chẽ của phospho hữu cơ trên sự phát triển tinh thần trẻ em.

Điểm đặc sắc của công trình nghiên cứu này là đã chỉ ra bệnh nhiễm độc thần kinh nghề nghiệp của phospho hữu cơ không những xảy ra với những người hoạt động nghề nghiệp liên quan đến bệnh này. Nó đã xảy ra với cả trẻ em, những đối tượng được cho là tiếp xúc không chuyên với chất độc này.

Đo đạc sự hoạt động của não bộ thông qua các test đánh giá thần kinh, tâm lý, sự phát triển tinh thần vận động, Brenda Eskenazi đã chỉ ra tất cả những trẻ em có tiền sử tiếp xúc với không khí có nhiều thuốc trừ sâu đều bị giảm năng lực hoạt động của não bộ. Khả năng phát triển tinh thần và vận động của những đứa trẻ này đều giảm. Cần chú ý là kết quả thu được rất khách quan vì chúng chỉ là những đứa trẻ 24 tháng tuổi. Do đó mà lời khuyên mạnh mẽ là cần phải tránh những nơi có nhiễm độc phospho hữu cơ đối với trẻ em.

Clo hữu cơ

Cũng tác giả Eskenazi năm 2008 công bố một công trình khác liên quan đến clo hữu cơ và mối nguy của nó với sự phát triển não bộ trẻ em. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan vô cùng xấu của các hợp chất clo hữu cơ với sự phát triển của não bộ và các rối loạn thần kinh.

Những đứa trẻ được sinh ra từ vùng quê sử dụng nhiều thuốc trừ sâu của clo bị giảm sự phát triển của não bộ. Điều này được thể hiện qua kết quả đánh giá thần kinh tâm lý và sự hoạt động tinh thần của trẻ em. Nhóm nghiên cứu đã điều tra các em nhỏ ở độ tuổi 6 tháng tuổi, 12 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Kết luận thu được là hoạt động não bộ của các em rất chậm và nếu cứ đà này thì nguy cơ bị rối loạn thần kinh và tự kỷ là rất lớn. Không có gì tốt hơn là tránh nguy cơ hít phải thuốc trừ sâu có chứa clo hữu cơ. Điều đó có lợi hơn cho thần kinh.

Các hợp chất hữu cơ đa vòng

Chất độc không thể không nhắc tới là các hợp chất hữu cơ đa vòng. Đây là những hợp chất vô cùng thông dụng và cần thiết trong công nghiệp liên quan đến dầu mỏ, hoá dầu, bào chế chất thơm… Nhưng thật không may là nó lại làm giảm năng lực trí tuệ ở trẻ em, đồng thời đứa trẻ cũng xuất hiện các rối loạn dạng tự kỷ.

Đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu của Perera đăng tải trên tạp chí Nhi khoa năm 2009. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã đo đạc nồng độ của các hợp chất hữu cơ đa vòng (vốn dễ bay hơi trong không khí) và chức năng não bộ ở trẻ em 5 tuổi. Kết quả, những trẻ em hít thường xuyên không khí có chứa các hợp chất này thì thang điểm IQ đo trí thông minh đều bị giảm sút. Khả năng phản ứng của não bộ trở nên giảm hẳn đi và có vẻ như não bộ bị “chậm” đi đến kinh ngạc. Điều đó cho phép kết luận hợp chất hữu cơ đa vòng đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thần kinh trung ương.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;” class=”Normal” align=”right”>Nguồn Sức khỏe và Đời sống

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *