(H2N2)-Theo nghiên cứu từ Viện ĐH Y Karolinska (Thụy Điển), dưới quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể người phân giải các loại thuốc khác nhau.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một mô hình mới lý giải các hiệu ứng khác nhau của thuốc trên từng cá thể và tác động của các yếu tố môi trường lên khả năng chống chọi với các độc tố của cơ thể người.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Drug Metabolism & Disposition và dựa trên gần 70.000 phân tích từ các bệnh nhân thường xuyên được giám sát nồng độ các loại thuốc trong máu.
Những loại thuốc được lựa chọn sử dụng cho bệnh nhân có tác động triệt tiêu sự đào thải của hệ miễn dịch lên các bộ phận cấy ghép. Các mẫu thử nghiệm được thu thập trong những tháng mùa đông và so sánh với các tháng trong hè.
Một phân tích cụ thể hơn chỉ ra cách thức nồng độ các loại thuốc loại bỏ sự đào thải lên các cơ quan cấy ghép như tacrolimus và sirolimus biến đổi tương tự vitamin D trong cơ thể. Cơ chế tổng hợp vitamin D của cơ thể phụ thuộc vào ánh nắng. Trong quá trình nghiên cứu, các bệnh nhân đã đạt được các mức vitamin D trong cơ thể cao nhất cùng thời kỳ nồng độ thuốc trong cơ thể họ thấp nhất.
Mối quan hệ giữa ánh nắng mặt trời, vitamin D và sự biến thiên nồng độ các loại thuốc trong cơ thể phát sinh từ quá trình hoạt hóa gây ra bởi vitamin D xuất hiện trong hệ thống khử độc của gan bằng cách tăng lượng enzyme có tên là CYP3A4 trong máu. Loại enzyme này có tác dụng phân hủy tacrolimus và sirolimus.
“Quá trình phân hủy diễn ra quá nhanh đỏi hỏi phải cung cấp một lượng thuốc lớn hơn vào cơ thể để đạt tác dụng tương tự. CYP3A4 là enzyme quan trọng nhất trong quá trình luân chuyển thuốc trong cơ thể,” Jonatan Lindh, làm việc tại Ban thí nghiệm thuốc, nhận định.
Việc vitamin D có những tác động nhất định lên enzyme CYP3A4 đã được chứng minh trong các thử nghiệm trước đó. Tuy nhiên nghiên cứu mới này lần đầu tiên chỉ ra cơ chế quan trọng trong điều trị dược lý đối với bệnh nhân.
Vì thế, nhóm nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân nên tránh tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng để đạt được hiệu suất cao trong điều trị dược lý.
Hùng Cường (Theo Science Daily)
Nguồn Báo Đất Việt