Aspirin giảm nguy cơ tử vong do ung thư

QUẢNG CÁO

aspirin(Hóa học ngày nay-H2N2)-Aspirin, hay acetylsalicylic acid (ASA), là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm; nó còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu.

Theo nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học Oxford và các trung tâm ung thư của Anh, liều dùng 75mg thuốc aspirin mỗi ngày giúp giảm 1/5 nguy cơ tử vong do ung thư, và 1/10 nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân gì.

Thí nghiệm trên 25.000 bệnh nhân từ 4 đến 8 năm cho thấy, tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung giảm 20% trong suốt 20 năm. Con số này đối với ung thư thực quản là 60%, ung thư ruột kết và trực tràng là 40%, ung thư phổi là 30%, ung thư tuyến tiền liệt là 10%…

Aspirin-skeletalGS Peter Rothwell, người phụ trách chính nghiên cứu về tác dụng của aspirin đối với phòng chống ung thư, nói: “Thời điểm hợp lý để bắt đầu dùng aspirin hằng ngày là khi bạn trong độ tuổi 45-50”. Theo ông, nguy cơ chảy máu trong do uống aspirin rất thấp ở tuổi trung niên, nhưng tăng mạnh sau tuổi 75.

Đặc tính dược lý của aspirin được nhà dược lý học người Anh John Robert Vane chỉ ra vào năm 1971. Ông đã chỉ ra rằng aspirin có tác dụng ngăn chặn sản xuất prostaglandin và thromboxane. Với khám phá này, ông đã nhận được giải thưởng Nobel về lĩnh vực Y học năm 1982 và được phong tặng tước Hiệp sĩ.

Chúng ta thường biết đến công dụng của aspirin là hạ sốt. Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như: giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi, và không tác dụng trên quá trình sinh nhiệt.

Aspirin cô đặc thường có mùi giống như giấm, do aspirin có thể tự phân tách thành acid salicylic và acid acetic.

Aspirin được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa, ở đó nhóm ancol từ axit salicylic phản ứng với  anhydride  axetic để tạo nên một ester.

Trong công nghiệp, aspirin dược được tổng hợp theo cơ chế của phản ứng Kolbe-Schmitt qua 2 giai đoạn.

Đầu tiên phenol được xử lý bằng NaOH để tạo ra natri phenolat, sau đó đem phản ứng với carbon dioxide dưới nhiệt độ và áp suất cao để sinh ra salicylat, rồi đem acid hóa để cho axit salicylic.

Hoahocngaynay.com

 

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *