Băng tan Bắc Cực phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

QUẢNG CÁO

Bang_tan(Hóa học ngày nay-H2N2)-Một báo cáo nghiên cứu mới đây do một nhóm các nhà khoa học đến từ Đan Mạch và Na Uy thực hiện, đăng tải trên tờ Nature Geoscience cho biết hiện tượng tan băng vĩnh cửu tại Bắc Cực có thể giải phóng khí nitơ oxit – hay còn gọi là khí tê (dùng khi chữa răng) – một trong những loại khí gây biến đổi khí hậu.

Báo cáo chỉ ra rằng sự tan chảy của các khối băng vĩnh cửu bao phủ lớp đất ngầm chiếm 25% diện tích Bắc bán cầu sẽ làm tăng dư lượng khí thải dưới một số điều kiện nhất định.

Lượng phát thải khí gas khi băng tan đo được tại các vùng đầm lầy ở Zackenberg (đông bắc Greenland) cao gấp 20 lần so với mức khí tại các rừng nhiệt đới – một trong những giải pháp thu khí nhiệt tự nhiên hiệu quả nhất hiện nay. Kết quả đo này thậm chí còn thấp hơn kết quả thu được từ 5 khu vực đầm lầy khác tại Bắc Cực.

Nitơ oxit đứng thứ 3 (sau carbon dioxit CO2 và metan) trong số những chất khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động của con người; là một trong những loại khí đặt dưới sự giám sát của nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về hạn chế biến đổi khí hậu, có khả năng gây bão cát, lũ lụt, sóng nhiệt và dâng mực nước biển.

Nitơ oxit được sinh ra từ các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại phân bón có nguồn gốc nitơ, và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như các nguồn tự nhiên trong đất và nước như vi khuẩn sống tại khu vực rừng nhiệt đới ẩm ướt.

Sự tan chảy và tiêu úng của đất chỉ gây một phần ảnh hưởng rất nhỏ đến việc phát thải nitơ oxit. Chính những dòng chảy từ các vùng đất lạnh giá gây bão hòa tại các khu vực đất ngập úng, làm tăng lượng khí phát thải lên 20 lần.

Nhóm kết luận: gần 1/3 lượng oxit nitơ sinh ra trong quá trình bay hơi nước lên bầu khí quyển.

Hoahocngaynay.com
Nguồn: Reuters/Nasati
Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *