(H2N2)-Hãng tin Pháp AFP cho biết, chiến dịch tẩy khử chất độc mầu cam đã được bắt đầu hôm nay, 17/06/2011, trong một căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Đà Nẵng, miền trung Việt Nam. Chính quyền bắt đầu bằng việc thu dọn các loại đạn dược chưa nổ còn sót lại trong sân bay Đà Nẵng trước khi tiến hành tẩy khử dioxine.
Theo thông báo của sứ quán Mỹ tại Việt Nam, “nỗ lực này là bước đi đầu tiên quan trọng… để tẩy rửa bề mặt và phần dưới mặt đất của sân bay bị ô nhiễm bởi chất dioxine”.
Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ sử dụng hàng triệu lít chất độc màu cam diệt cỏ, phát quang rừng rậm, để phát hiện mục tiêu.
Loại hóa chất độc hại này có thể gây ung thư, các bệnh ngoài da và để lại những di chứng biến dị về thể chất kéo dài qua nhiều thế hệ. Theo một nghiên cứu, tại Việt Nam, hiện còn hơn ba triệu người trực tiếp hoặc gián tiếp bị nhiễm thứ chất độc này. Miền trung là khu vực bị nhiễm nặng nhất chất độc màu cam.
Chiến dịch tẩy rửa chất độc màu cam lần này được tiến hành trên một diện tích rộng 29 ha tại Đà Nẵng, dự tính kéo dài đến năm 2013. Kinh phí cho công việc lên tới 32 triệu đô la do Hoa Kỳ tài trợ.
Theo giới chuyên gia, tại miền nam Việt Nam, vẫn còn nhiều nơi khác bị nhiễm nặng chất độc màu cam, đặc biệt là tại hai khu vực sân bay quân sự cũ.
Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc thông báo tài trợ 5 triệu đô la cho dự án tẩy khử chất độc màu cam tại sân bay Biên Hòa.
Kể từ sau khi bình thường hóa bang giao Việt- Mỹ, hai bên đã có nhiều cố gắng hợp tác trong việc giải quyết các hậu quả chiến tranh.
Hoahocngaynay.com
Nguồn RFI
Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ sử dụng hàng triệu lít chất độc màu cam diệt cỏ, phát quang rừng rậm, để phát hiện mục tiêu.
Loại hóa chất độc hại này có thể gây ung thư, các bệnh ngoài da và để lại những di chứng biến dị về thể chất kéo dài qua nhiều thế hệ. Theo một nghiên cứu, tại Việt Nam, hiện còn hơn ba triệu người trực tiếp hoặc gián tiếp bị nhiễm thứ chất độc này. Miền trung là khu vực bị nhiễm nặng nhất chất độc màu cam.
Chiến dịch tẩy rửa chất độc màu cam lần này được tiến hành trên một diện tích rộng 29 ha tại Đà Nẵng, dự tính kéo dài đến năm 2013. Kinh phí cho công việc lên tới 32 triệu đô la do Hoa Kỳ tài trợ.
Theo giới chuyên gia, tại miền nam Việt Nam, vẫn còn nhiều nơi khác bị nhiễm nặng chất độc màu cam, đặc biệt là tại hai khu vực sân bay quân sự cũ.
Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc thông báo tài trợ 5 triệu đô la cho dự án tẩy khử chất độc màu cam tại sân bay Biên Hòa.
Kể từ sau khi bình thường hóa bang giao Việt- Mỹ, hai bên đã có nhiều cố gắng hợp tác trong việc giải quyết các hậu quả chiến tranh.
Hoahocngaynay.com
Nguồn RFI