Các nhà nghiên cứu bệnh ung thư tại Australia tin tưởng rằng phát hiện mới đây về mối liên hệ giữa các mạch bạch huyết và tác dụng chống phù nề của các loại thuốc thông thường như aspirin có thể giúp ngăn chặn hiện tượng ung thư di căn.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng một số loại thuốc thông thường như aspirin có thể ngăn chặn nguy cơ di căn các khối u. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Peter MacCallum tại Melbourne cho rằng họ đã sắp tìm ra lời giải đáp về mối liên hệ này.
Phát hiện cho thấy các khối u phát triển khiến cho các mạch bạch huyết phình ra, dẫn đến hiện tượng các khối u di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của mạch bạch huyết
Phó Giáo sư Steven Stacker cho biết các nhà khoa học đã hiểu rõ hơn chức năng của các mạch bạch huyết trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Những mạch bạch huyết này bị ‘tấn công’ khi người bệnh mắc bệnh ung thư.
“Giống như các mạch máu, các mạch bạch huyết có thể là một ống dẫn giúp cho các tế bào rời khỏi khối u và lan sang các bộ phận khác trong cơ thể”, Giáo sư Stacker cho biết. “Tôi cho rằng các mạch bạch huyết đóng vai trò riêng biệt trong quy trình này. Các mạch bạch huyết phình to trong quá trình khối u di căn, khiến thể tích mạch bạch huyết tăng lên. Vì vậy, các tế bào và dịch có thể dễ dàng lan sang các bộ phận cơ thể khác”.
Giáo sư Stacker so sánh các mạch bạch huyết giống như những ‘con đường cao tốc’ giúp cho các tế bào ung thư di chuyển nhanh chóng.
Các mạch bạch huyết nhỏ hơn trong khối u là đường dẫn cho các tế bào di chuyển. Khi nhập vào các mạch lớn, các tế bào ung thư có thể di chuyển nhanh hơn, khiến khối ung thư di căn trong thời gian ngắn.
Aspirin có thể hạn chế di căn?
Các nhà khoa học phát hiện thấy những loại thuốc thông thường như aspirin, loại thuốc chống phù nề không có thành phần steroid, có thể ngăn chặn tình trạng giãn nở của các mạch bạch huyết, ‘những con đường cao tốc’ khiến cho ung thư di căn. Điều này đồng nghĩa với việc aspirin có thể ngăn chặn khối u lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Theo Phó giáo sư Stacker, điểm cốt lõi là các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy mối liên hệ quan trọng giữa các mạch bạch huyết và khả năng ức chế của các loại thuốc như aspirin.
Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm cách ức chế protein hay quá trình di căn, giảm hiện tượng phình to của các mạch bạch huyết, dẫn đến khả năng giảm hiện tượng di căn ung thư.
Theo ông Steven Stacker, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện sẽ được áp dụng với các ‘khối ung thư rắn’ như khối u ở phổi, vú, tuyến tiền liệt.
“Các khối u ở vú, phổi và tuyến tiền liệt dễ lan sang các bộ phận khác trong cơ thể bởi các khối u này thường di căn sang các hạch bạch huyết”, ông Stacker nhận xét.
“Đó là một trong những phương thức di căn phổ biến. Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiên lượng bệnh và xác định giai đoạn ung thư. Như vậy, có thể tạm thời kết luận rằng có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này trong việc điều trị các khối u rắn”, ông Stacker kết luận.
Hoahocngaynay.com
Nguồn Bay Vút
Phát hiện cho thấy các khối u phát triển khiến cho các mạch bạch huyết phình ra, dẫn đến hiện tượng các khối u di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của mạch bạch huyết
Phó Giáo sư Steven Stacker cho biết các nhà khoa học đã hiểu rõ hơn chức năng của các mạch bạch huyết trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Những mạch bạch huyết này bị ‘tấn công’ khi người bệnh mắc bệnh ung thư.
“Giống như các mạch máu, các mạch bạch huyết có thể là một ống dẫn giúp cho các tế bào rời khỏi khối u và lan sang các bộ phận khác trong cơ thể”, Giáo sư Stacker cho biết. “Tôi cho rằng các mạch bạch huyết đóng vai trò riêng biệt trong quy trình này. Các mạch bạch huyết phình to trong quá trình khối u di căn, khiến thể tích mạch bạch huyết tăng lên. Vì vậy, các tế bào và dịch có thể dễ dàng lan sang các bộ phận cơ thể khác”.
Giáo sư Stacker so sánh các mạch bạch huyết giống như những ‘con đường cao tốc’ giúp cho các tế bào ung thư di chuyển nhanh chóng.
Các mạch bạch huyết nhỏ hơn trong khối u là đường dẫn cho các tế bào di chuyển. Khi nhập vào các mạch lớn, các tế bào ung thư có thể di chuyển nhanh hơn, khiến khối ung thư di căn trong thời gian ngắn.
Aspirin có thể hạn chế di căn?
Các nhà khoa học phát hiện thấy những loại thuốc thông thường như aspirin, loại thuốc chống phù nề không có thành phần steroid, có thể ngăn chặn tình trạng giãn nở của các mạch bạch huyết, ‘những con đường cao tốc’ khiến cho ung thư di căn. Điều này đồng nghĩa với việc aspirin có thể ngăn chặn khối u lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Theo Phó giáo sư Stacker, điểm cốt lõi là các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy mối liên hệ quan trọng giữa các mạch bạch huyết và khả năng ức chế của các loại thuốc như aspirin.
Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm cách ức chế protein hay quá trình di căn, giảm hiện tượng phình to của các mạch bạch huyết, dẫn đến khả năng giảm hiện tượng di căn ung thư.
Theo ông Steven Stacker, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện sẽ được áp dụng với các ‘khối ung thư rắn’ như khối u ở phổi, vú, tuyến tiền liệt.
“Các khối u ở vú, phổi và tuyến tiền liệt dễ lan sang các bộ phận khác trong cơ thể bởi các khối u này thường di căn sang các hạch bạch huyết”, ông Stacker nhận xét.
“Đó là một trong những phương thức di căn phổ biến. Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiên lượng bệnh và xác định giai đoạn ung thư. Như vậy, có thể tạm thời kết luận rằng có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này trong việc điều trị các khối u rắn”, ông Stacker kết luận.
Hoahocngaynay.com
Nguồn Bay Vút