Các chất tẩy rửa có thể gây ô nhiễm nguồn nước

QUẢNG CÁO

chat_tay_rua(Hóa học ngày nay-H2N2)-Các nhà khoa học đang đưa ra bằng chứng rằng những thành phần nhất định trong dầu gội, chất tẩy rửa và các chất lau rửa khác trong gia đình có thể là tiền thân của chất hình thành nên một chất ô nhiễm có thể gây ung thư trong các nguồn nước lưu chuyển từ nhà máy xử lý nước thải.

Thành phần chính của các chất tẩy rửa và chăm sóc cá nhân là chất hoạt động bề mặt, ngoài ra còn có các chất phụ gia, màu, hương liệu. Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn còn có thêm các hợp chất của clo, peoxit.

Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ các nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường do sự ít hiểu biết về ô nhiễm nước, chất ô nhiễm này gọi là NDMA.

Nghiên cứu này được đăng trên bán nguyệt san Environmental Science & Technology của Hội Hóa học, Hoa Kỳ.

William Mitch và các cộng sự đã lưu ý rằng các nhà khoa học đã nhận biết NDMA và các hợp chất nitơ khác có thể hình thành một lượng nhỏ trong quá trình khử trùng nước thải và nước bằng hợp chất clo. Mặc dù hợp chất nitơ có mặt trong rất nhiều nguồn, bao gồm các loại thịt đã chế biến, trong khói thuốc, nhưng các nhà khoa học lại biết rất ít về các chất tiền thân này trong nước. Qua nghiên cứu về mỹ phẩm cho thấy các chất được gọi là amin bậc 4 cũng có trong thành phần của nước lau rửa sàn nhà, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hợp chất nitơ.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, khi trộn lẫn hợp chất clo, một vài sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong gia đình, bao gồm dầu gội, nước rửa bát, nước giặt, sẽ hình thành nên NDMA.

Báo cáo cho thấy, các nhà máy xử lý nước thải có thể loại bỏ một vài amin bậc 4, các chất hình thành nên NDMA. Tuy nhiên, các amin bậc 4 được sử dụng với số lượng lớn như vậy thì vẫn còn và có khả năng tác động xấu trong nhà máy xử lý nước thải.

Nguồn Hoahocngaynay.com/Sciencedaily

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *