Cách đơn giản kiểm tra methanol trong xăng

QUẢNG CÁO

Methanol

Muốn biết trong xăng có methanol không, ta chỉ cần bỏ cục Na (natri) ngâm trong eter dầu hỏa vào. Nếu có sủi bọt khí, thì xăng có pha methanol, vì khi Na phản ứng với methanol sẽ sinh ra khí H2.

Các thí nghiệm của một số nhà khoa học công bố trên báo chí mới đây cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe máy tự bốc cháy là sử dụng xăng có pha cồn methanol, ethanol có chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật.

Đặc biệt, theo họ hoàn toàn có thể sử dụng methanol với một tỷ lệ phần trăm nhất định để biến xăng A83 thành xăng A92, A95 “dỏm” nhưng vẫn đạt chuẩn VN.

Với tư cách là một nhà hóa học kiêm một nhà kinh tế, tôi xin có ý kiến như sau:

1) Kết luận thiếu cơ sở

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc pha trộn methanol và ethanol vào các loại xăng (A83, A92) rồi đo trực tiếp chỉ số RON trên thiết bị chuyên dụng.

Ai lại không biết là chỉ số octan của methanol và ethanol là 110-115. Khi pha vào xăng A 83, thì chỉ số octan của xăng sẽ tăng lên.

Vậy mà các nhà khoa học trên lại mất công sức để làm một thí nghiệm về “pha chế dung dịch”. Làm thí nghiệm này để kết luận các DN xăng dầu pha thêm methanol vào xăng A 83 để biến thành xăng A92, A 95 dỏm là không có cơ sở.

Muốn chứng minh quy trình biến xăng A 83 thành xăng A92, A 95 dỏm, thì phải lấy mẫu xăng nghi ngờ ở cây xăng để phân tích xem có methanol và xăng A 83 không? (xăng A 83 có chứa lưu hùynh). Tuy nhiên, phân tích này cũng rất tốn kém, không hiệu quả.

Ngoài ra, kết luận của nhóm nghiên cứu cũng không hợp lý vì methanol khó cháy hơn xăng, khi pha vào xăng A 83 sẽ làm cho xăng khó cháy hơn, xe rất dễ bị tắt máy. Có thể nhóm nghiên cứu chỉ phỏng đoán là các DN xăng dầu pha methanol vào xăng A 83.

2) Có nhiều giả thiết về việc pha phụ gia vào xăng A 83 để biến thành A 92, A 95 dỏm

Xăng A83 có chỉ số octan = 83, muốn nâng chỉ số octan, người ta cho vào một chất phụ gia gọi là OB (octan booster). Trước đây, người ta sử dụng chất OB là Tetraetyl Pb (thải khói có chì, rất độc). Nếu thêm vào 1% tetraethyl Pb, chỉ số octan sẽ tăng lên 14 đơn vị (xăng A 83 sẽ thành A 97). Sau này, người ta sử dụng OB là methyl- tert-buthyl ester (MTBE).

Ngoài ra, vừa qua có nhà khoa học cũng xác định xăng bẩn ở Bắc Giang là xăng thô, Naptha. Naptha có chỉ số octan khoảng 65. Vậy tại sao không nghĩ là người ta pha chất OB vào naptha để “hô biến” thành A92, A95?

3) Đề xuất cách thử nhanh, ít tốn kém

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Minh Bằng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết: “Việt Nam cũng giống hầu hết các nước trên thế giới không quy định methanol trong xăng. Tất cả cơ sở kinh doanh xăng dầu không được phép cho methanol vào trong xăng. Nếu xăng có chứa methanol là vi phạm”.

Ngành xăng dầu cũng xác định chiến lược xăng dầu của nước ta hiện nay là sử dụng A 83, A 92, A 95 và thử nghiệm thương mại hóa E 5 ( có 5% ethanol). Như vậy, nếu phát hiện có methanol, aceton,… trong xăng là vi phạm. Vậy chỉ cần thử nghiệm định tính các mẫu xăng đáng nghi. Nếu dương tính là cứ xử phạt.

Tôi xin đề xuất vài cách thử nhanh, hiệu quả và ít tốn kém: đối với những mẫu xăng không phải lấy từ trụ bơm xăng E5, bỏ cục Na (natri) ngâm trong eter dầu hỏa vào. Nếu có sủi bọt khí, thì là xăng có pha methanol:

Na+CH3OH → CH3ONa + H2

Còn muốn biết xăng có pha aceton không thì ta dùng dung dịch DNP (2,4 – dinitrophenylhydrazin, một chất rắn màu vàng cam). Nếu trong xăng có pha aceton, thì sẽ cho kết tủa màu vàng.

ThS Lê Tấn Lam Anh

<

p style=”text-align: justify;” class=”Author”>Nguồn VnExpress

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận