1. Xem
Khi nước lẩu được mang lên, bạn có thể quan sát màu sắc nước dùng. Nếu nước lẩu màu đỏ hồng, chắc chắn có chất phụ gia, bởi nước lẩu được ninh theo phương pháp truyền thống dù cho bao nhiều ớt cũng không đỏ được như vậy.
2. Ngửi
Nước dùng vừa mang lên đã toả hương thơm ngào ngạt, chắc chắn có vấn đề. Bởi nước lẩu truyền thống phải ninh lâu mới cảm nhận được vị thơm.
3. Nếm
Nếu nhìn theo góc độ bảo vệ sức khoẻ, có lẽ tốt nhất chỉ nên ăn nước lẩu thanh đạm, không cho nhiều loại gia vị, hoặc dùng nước trắng để nhúng mồi. (Ảnh minh họa)
Nước lẩu không có chất phụ gia khi nếm sẽ có vị thanh. Nếu cay, cũng là cảm giác cay mượt. Chỉ sa tế có chất hoá học mới mang lại vị cay kích thích đến tê người.
Nếu nhìn theo góc độ bảo vệ sức khoẻ, có lẽ tốt nhất chỉ nên ăn nước lẩu thanh đạm, không cho nhiều loại gia vị, hoặc dùng nước trắng để nhúng mồi.
Thành phần chủ yếu của chất phụ gia lẩu là các hoá chất chất độc hại như NO2, HCHO…
Trên một số bao bì của các chất phụ gia lẩu, đều ghi thành phần chủ yếu là các chất như NO2, ethyl maltol, propanediol, HCHO…Chỉ cần nhắc đến NO2, HCHO, người tiêu dùng cũng đã biết các gia vị lẩu này độc hại đến đâu.
Hầu như thành phố nào của Trung Quốc có bán lẩu và tất nhiên là có mặt “gia vị lẩu”. Hiện tại các nhà chức trách Trung Quốc vẫn đang tiến hành thẩm định và điều tra, để có câu trả lời sớm cho người dân và giới truyền thông.
Hoahocngaynay.com
Nguồn Tapchiamthuc/afamily