Cách phòng chống các loại tia phóng xạ

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Ngày 12/03/2011 thông tin Nhật Bản bị rò rỉ tia phóng xạ đã làm cho khắp nơi lo ngại đến vấn đề sức khỏe và sinh hoạt. Nhận thức thật đúng đắn về tia phóng xạ sẽ giúp giảm bớt những lo lắng không đáng có.

Một trường hợp bị viêm thực quản do tia xạ

Các loại tia phóng xạ

Tia bức xạ hạt nhân (hay còn gọi là tia phóng xạ) chủ yếu có 3 loại tia là: tia α, tia β và tia γ.

Tia α có lực xuyên suốt nhỏ, chỉ cần nguồn tia bức xạ không vào trong cơ thể thì ảnh hưởng sẽ không lớn. Con đường chính để vào cơ thể là qua đường hô hấp và thức ăn và qua các vết thương.

Tia β có độ xuyên suốt nằm ở giữa tia α và γ, dễ bị lớp tế bào biểu bì da hấp thụ, gây ra tổn thương  bức xạ ở các lớp mô tế bào. Vì thế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vật nhiễm phóng xạ và khi cần thiết nên áp dụng biện pháp che chắn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này.

Độ xuyên suốt của tia γ là mạnh nhất, có thể xuyên cơ thể và các vật liệu xây dựng, có tầm ảnh hưởng rộng nhất.

Nguy hại của tia phóng xạ đối với cơ thể

Tia phóng xạ có thể gây ra các triệu chứng sau: mệt mỏi, đau đầu hoa mắt, mất ngủ, da mẫn đỏ, lở loét, xuất huyết, rụng tóc, bệnh máu trắng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài… Do tế bào bạch cầu không ngừng hạ thấp, thậm chí còn tăng thêm tỉ lệ phát bệnh ung thư, các bệnh di truyền và quái thai. Nếu lượng tia phóng xạ chiếu vào trên 50ge thì có thể gây tổn thương não, người bị nhiễm sẽ tử vong trong vòng 2 ngày.

Dân văn phòng nếu bị tia bức xạ hạt nhân chiếu vào trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh bức xạ mãn tính. Nếu bị tia bức xạ chiếu vào từng vùng của cơ thể sẽ làm cho da tổn thương mãn tính, gây trở ngại cho việc tạo máu….

Trẻ em và thai nhi rất nhạy cảm đối với tia bức xạ và có thể nói là thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất. Do cơ thể trẻ đang phát triển, các tế bào có khả năng tự khôi phục và vì thế nguy cơ xuất hiện tế bào lỗi càng lớn.

Trước khi có thai nếu tiếp xúc với tia phóng xạ thì sẽ làm tăng tỉ lệ thai chết lưu. Khi các bộ phận trong cơ thể thai nhi đang hình thành mà tiếp xúc với tia phóng xạ thì có thể làm tăng tỉ lệ dị dạng, bị bệnh ung thư máu nếu chào đời và nhiều trường hợp tử vong ngay sau khi chào đời.

Biện pháp phòng chống

Chủ yếu  có 3 cách:

– Hạn chế tối đa xuất hiện dưới ánh mặt trời;

– Làm tăng khoảng cách với nguồn bức xạ;

– Sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ bằng các vật liệu như nhôm, bê tông cốt thép và nước.

Potassium iodide không thể phòng ngừa phóng xạ

Trong thông báo mới đây, tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã lên tiếng cảnh báo an toàn về việc người dân tự ý dùng thuốc potassium iodide và tình trạng mua bán tràn lan qua mạng, vì nhiều khả năng những viên thuốc đó chưa được cấp phép.

WHO cho biết, potassium iodide không phải là chất giải độc phóng xạ, càng không phải là loại thuốc thích hợp sử dụng cho mọi người. Potassium iodide cũng không thể phòng ngừa phóng xạ bên ngoài, không thể phòng ngừa nguy hại của các iốt phóng xạ. Cơ quan này nhấn mạnh, người dân chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn rõ ràng của cơ quan y tế.

Dương Hằng

Nguồn Dân trí/Health.sohu

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *