Cái nôi của ngành sư phạm hóa học Việt Nam

QUẢNG CÁO

Đó là Khoa Hóa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN). 60 năm qua, cùng với sự phát triển của Trường ĐHSPHN, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ những năm kháng chiến phải nương nhờ nơi đất bạn, đến những năm tháng chiến tranh phá hoại phải sơ tán vào trong lòng dân, hay những năm tháng khó khăn về nền kinh tế suy thoái, các thế hệ thầy trò Khoa Hóa học đã lao động, công tác và học tập không biết mệt mỏi để liên tục phát triển.

Từ nơi đây đã có hàng vạn sinh viên học tập và rèn luyện để trở thành những thầy giáo, cô giáo ở các cấp học khác nhau, từ trung học cơ sở, trung học phổ thông hay các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và cả các viện nghiên cứu. Không chỉ đào tạo cán bộ cho ngành sư phạm, nhiều anh chị em sau khi tốt nghiệp đã trở thành các nhà nghiên cứu ở những viện nghiên cứu, những cơ sở sản xuất, kinh doanh hay trở thành những nhà quản lý. Nhưng dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, ai ai cũng vẫn nhớ về Khoa Hóa học “Tổ ấm của chúng ta”.

Phòng thí nghiệm Khoa Hóa học-ĐHSPHN. Ảnh HH

Trong 60 năm qua, đã có 3 cán bộ vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 6 cán bộ được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; có 11 giáo sư, 38 phó giáo sư, 75 tiến sĩ và tiến sĩ Khoa học.

Trong 60 năm qua, Khoa Hóa học đã đào tạo được hơn 1 vạn cử nhân Sư phạm hóa học và cử nhân hóa học, hàng ngàn cử nhân hệ tại chức, chuyên tu và hệ từ xa (nay các hệ này gọi là hệ vừa làm, vừa học). Với 18 khóa thạc sĩ đã và đang đào tạo được gần 1.500 thạc sĩ, quy mô đào tạo thạc sĩ ngày một tăng. Chẳng hạn, năm học 2011-2012, Khoa Hóa học tuyển được 114 sinh viên đại học K61, thì cũng tuyển được 101 học viên thạc sĩ K21. Khoa Hóa học cũng là một trong những cơ sở đào tạo được nhiều tiến sĩ cho nước nhà, tính đến năm 2011 đã có 74 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tại Khoa Hóa học.

Song song với nhiệm vụ đào tạo là công tác nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ. Trong 60 năm qua, Khoa Hóa học đã và đang thực hiện 143 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong đó, đề tài cấp Nhà nước là 46, cấp bộ, ngành là 51. Thông qua kết quả nghiên cứu đã công bố  hơn 2.500 bài báo khoa học trong nước và ngoài nước, số bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín trên thế giới ngày càng tăng. Các đề tài được thực hiện tập trung trên các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, nghiên cứu khoa học giáo dục và một số đề tài ứng dụng. Nguồn kinh phí từ các đề tài đã góp phần cải thiện đời sống cán bộ, giúp đỡ sinh viên, học viên sau đại học và nghiên cứu sinh có kinh phí tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu khoa học.

Trong 60 năm qua, cán bộ, giảng viên Khoa Hóa học luôn là cán bộ nòng cốt chủ trì việc xây dựng chương trình đào tạo đại học, sau đại học về Hóa học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời là chủ biên, tác giả của hầu hết sách giáo khoa, rất nhiều tài liệu tham khảo cho học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở trong các đợt thay sách, và là nơi cung cấp chủ yếu lực lượng tham gia bồi dưỡng giáo viên. Ngay trong dịp hè 2011, Khoa Hóa học đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc bồi dưỡng về thí nghiệm hóa học cho hơn 100 giáo viên THPT của Vĩnh Phúc. Không chỉ tham gia bồi dưỡng giáo viên, Khoa Hóa học còn tham gia tích cực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Khoa Hóa học đã khởi xướng và tham gia tổ chức bồi dưỡng và thi học quốc gia và học sinh giỏi quốc tế môn hóa học.  

PGS.TS Đặng Xuân Thư (Trưởng Khoa Hóa học-ĐHSPHN)

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Báo Quân đội Nhân dân

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *