Cần có cuộc cách mạng năng lượng để ngăn chặn biến đổi khí hậu

QUẢNG CÁO

lo hat nhan 4(Hóa học ngày nay-H2N2)-Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, việc cách mạng hóa công nghiệp năng lượng để đạt mục tiêu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển không quá 450 phần triệu (parts per million – ppm) sẽ đòi hỏi thế giới phải xây dựng 17 nhà máy điện nguyên tử mỗi năm từ đây đến năm 2030, 17.000 tuốc bin gió mỗi năm, hay 2 đập thuỷ điện có quy mô như đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Cơ quan này ước tính, nỗ lực như vậy sẽ đòi hởi một khoản đầu tư lên tới 10,5 nghìn tỷ USD trong vòng 20 năm tới, nhưng cuối cùng sẽ tiết kiệm được 8,6 nghìn tỷ USD.
Hiện tại, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đã lên tới 387 ppm và đang tăng lên nhanh chóng, thêm khoảng 2 ppm mỗi năm. Để giảm bớt và tiến tới ngăn chặn sự gia tăng này – trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nhất là ở những nước đang phát triển – các nguồn năng lượng không phát thải cácbon, như gió và hạt nhân, sẽ cần được bổ sung với số lượng ngày càng tăng. Hiện nay, các cam kết tuyên bố cắt giảm phát thải CO2 từ các quốc gia khác nhau, nhất là các nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dường như chấp nhận nồng độ khí nhà kính ở mức 550 ppm.

Ông Nobuo Tanaka, Giám đốc điều hành IEA, cho biết, cơ hội cắt giảm (phát thải khí nhà kính) chủ yếu sẽ diễn ra ở các nước ngoài OECD, nhưng câu hỏi ở đây là ai sẽ trả tiền cho việc đó. Để đạt được mức 450ppm vào năm 2030, chúng ta cần giảm phát thải 13,8 tỷ tấn. Các nước OECD cũng cần giảm một khối lượng lớn, nhưng sự cắt giảm hiệu quả kinh tế hơn có thể được thực hiện ở các nước ngoài OECD.

Để đạt mục tiêu 450 ppm, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển sẽ khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2oC, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch phải giảm từ năm 2020, trong đó tiêu thụ than đá phải giảm sớm hơn nhiều, gồm cả việc đóng cửa một số nhà máy điện chạy than trước khi kết thúc thời gian hoạt động của chúng.

Điều này sẽ vẫn đòi hỏi đầu tư lớn vào sản xuất điện từ các nguồn tái tạo, đặc biệt là điện gió do công nghệ khá rẻ và đã được sử dụng ổn định. Với một vài dấu hiệu tiến bộ, như sự bùng nổ toàn cầu về năng lượng tái tạo. Cuộc cách mạng năng lượng tái tạo đang diễn ra, câu hỏi giờ chỉ còn là liệu chúng ta có thể làm cho nó xảy ra đúng lúc.

Nhiều chuyên gia cho rằng hành động chậm chạp sẽ chỉ làm tăng vốn đầu tư. Nếu chúng ta không bắt đầu ngay, sự chậm trễ sẽ làm gia tăng khoảng 500 tỷ USD mỗi năm. Cuộc cách mạng công nghệ là cần thiết, nó mang lại nhiều lợi ích đồng hành, tiết kiệm được chi phí, an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm.

Theo Scientific American/Nasati


QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận