Chế tạo vật liệu nano phát quang

QUẢNG CÁO

nano(H2N2)-Nhóm nghiên cứu Đinh Xuân Lộc, Nguyễn Vũ và Lê Quốc Minh, Viện khoa học vật liệu đã tổng hợp được vật liệu nano phát quang CePO4:Tb từ các tiền chất ban đầu bằng phương pháp thủy nhiệt ở nhiệt độ 1000 °C trong 8 giờ. Vật liệu thu được có dạng thanh, cấu trúc tinh thể kiểu monazite, kích thước cỡ 20 nm, chiều dài 500 nm và khá đồng đều, có hiệu suất phát quang cao.

Hiện nay vật liệu phát quang trên nền phốt phát đất hiếm có cấu trúc nano đang được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm, vì chúng có những tính chất quang mạnh hơn rất nhiều so với vật liệu khối, như hiệu ứng phát xạ dài, hiệu xuất lượng tử huỳnh quang cao và mức độ dập tắt huỳnh quang theo nhiệt độ thấp. Các vật liệu phát quang LnPO4 pha tạp ion đất hiếm có thời gian sống khá dài nên được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật chiếu sáng hiệu suất cao, trong các màn hình phẳng phân giải cao, trong đánh dấu bảo mật và đánh dấu huỳnh quang y sinh, hay làm cảm biến sinh hoá. Vật liệu CePO4:Tb ở dạng cấu trúc lục giác (hecxagonal) và đơn tà (monoclinic) còn được ứng dụng nhiều trong gốm chịu nhiệt, trong chế tạo vật liệu chịu nhiệt và chịu sự ma sát.

Thủy nhiệt là một phương pháp hóa ướt khá hữu hiệu để tổng hợp các vật liệu phát quang nano. Tuy nhiên, để thu được các kết quả này, các nhóm nghiên cứu trên thế giới đều phải tiến hành ở nhiệt độ khá cao hoặc trong thời gian kéo dài. Trongkhi đó, Việt Nam thực hiện thuỷ nhiệt ở nhiệt độ 1000 C chỉ trong 8 giờ. Vật liệu phát quang mạnh ở vùng màu xanh lá cây.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Khoa học phổ thông

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *