Chiết xuất 7 loại thuốc trừ sâu sinh học

QUẢNG CÁO

thuoc_tru_sau(Hóa học ngày nay-H2N2)-Đó là thành công của PGS.TS Nguyễn Văn Tuất và cộng sự thuộc Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam). 7 chế phẩm đã được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, gồm:

Hai chế phẩm NPV trừ sâu hại rau màu và cây công nghiệp với các tên thương mại là ViS và ViHa; hai chế phẩm Bt trừ sâu hại rau với tên thương mại Firibiotox P và Fibribiotox C; hai chế phẩm trừ nấm xanh, nấm trắng có tên thương mại là Ometar và Biovip; và cuối cùng là chế phẩm trừ bệnh hại cây trồng với tên thương mại TriB1 (Trichoderma). Các loại thuốc trừ sâu sinh học này có khả năng diệt trừ các loại sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ… trên các loại rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Các loại thuốc trừ sâu sinh học này có khả năng diệt trừ các loại sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ… trên các loại rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… được giới khoa học đánh giá cao, nông dân nhiều địa phương náo nức đón nhận và đã nhận được giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2009.

PGS.TS Nguyễn Văn Tuất, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu sản xuất sử dụng 7 loại thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học”, cho biết: Nếu như các loại thuốc sâu sinh học có mặt trên thị trường từ trước đến nay là những loại thuốc được sản xuất chủ yếu từ các cây cỏ, cây xoan hay cây thuốc lá, 7 loại thuốc trừ sâu sinh học mới này được sản xuất từ việc phân lập các chủng virus, vi khuẩn có trong tự nhiên nhằm xác định và khai thác tính diệt trừ sâu của chúng để sản xuất ra các chế phẩm phục vụ sản xuất.

Công nghệ mới được dựa trên việc cải tiến qui trình phân lập và bảo quản giống gốc, cải tiến công nghệ nhân giống lên men từ thiết bị lên men 500 lít sang công nghệ lên men 1.500 lít để lựa chọn được những giống chuẩn có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa năng (đã được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam) gồm:

– Hai chế phẩm NPV (Nuclear polyhedrosis Virus) trừ sâu hại rau màu và cây công nghiệp là sản phẩm của Viện Bảo vệ thực phẩm với các tên thương mại: ViS và ViHa.

– Hai chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensis Kurstak) trừ sâu hại rau là sản phẩm của Viện Công nghiệp thực phẩm với các tên thương mại: Firibiotox P và Fibribiotox C.

– Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliae (nấm xanh) và Beauveria bassiana (nấm trắng) là sản phẩm của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long với các tên thương mai: Ometar và Biovip.

– Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma trừ bệnh hại cây trồng là sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật với tên thương mai: TriB1 (Trichoderma).

Các loại thuốc trừ sâu sinh học mới này hiện đang được nhiều tỉnh, thành trên phạm vi cả nước mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng rau an toàn đưa lại hiệu quả kinh tế cao như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai… Chỉ tính riêng tỉnh Vĩnh Phúc hiện trồng khoảng 7.000ha rau/năm, mục tiêu của tỉnh là đến 2015 toàn bộ sản phẩm rau tiêu thụ trên thị trường phải là rau an toàn, được sử dụng các loại thuốc sâu sinh học là chủ yếu.

Nói về hiệu quả của việc sử dụng thuốc sâu sinh học, anh Nguyễn Văn Nhàn ở xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: “Trước kia khi chưa có thuốc trừ sâu sinh học mà phải phun nhiều thuốc hóa học thì sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Nay chúng tôi phun thuốc trừ sâu sinh học thấy rất an toàn, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ, nhiều người ưa dùng vì nó an toàn và chất lượng tốt, trông bắt mắt”.

Tuy nhiên, so với các loại thuốc trừ sâu hóa học, các chế phẩm sinh học còn có một số yếu điểm như: giá thành cao, thời gian tác dụng lâu hơn, hiệu lực không nhanh như thuốc hóa học nên người dân không nhìn thấy ngay do đó cũng chậm được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Hiện các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đang tính toán, nghiên cứu cải tiến công nghệ để tiến tới sản xuất với qui mô lớn và kéo dài thời gian sử dụng của thuốc được lâu hơn từ 6 tháng tới 24 tháng nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Các thắc mắc của bà con nông dân về hiệu quả của thuốc trừ bệnh sinh học được PGS.TS Nguyễn Văn Tuất khuyến cáo: Nguyên lí của thuốc trừ bệnh là phải phun sớm ngay khi mới phát hiện những triệu chứng đầu tiên thì mới có tác dụng; nếu đã thấy bệnh gây hại nặng mới bắt đầu phun thuốc thì hiệu lực không cao do đó bà con cần tuân thủ các hướng dẫn ghi trên bao bì khi sử dụng: bảo quản thuốc đúng theo yêu cầu, đúng hạn sử dụng, phun sớm, phun đúng cách, đúng liều lượng.

Ngoài ra, vai trò của cán bộ kỹ thuật địa phương trong việc giúp dân điều tra, phát hiện sớm, hướng dẫn cụ thể chi tiết cách thức phòng trừ là hết sức quan trọng và cần thiết.

Nhóm tác giả cho biết: 7 loại thuốc trừ sâu sinh học mới này được sản xuất từ việc phân lập các chủng virus, vi khuẩn có trong tự nhiên nhằm xác định và khai thác tính diệt trừ sâu của chúng.

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Hoạt động khoa học/Hoahocngaynay.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *