Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm:
– Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA – Đan Mạch.
– Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM – Italy.
– Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. – Nhật Bản.
Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
1. Công nghệ Bản quyền Tổng hợp Amoniac:
Công nghệ được lựa chọn tại dự án Nhà máy Đạm Cà Mau là công nghệ của Haldor Topsoe A/S do đã được khẳng định qua tính ưu việt của các cụm thiết bị công nghệ:
– Cụm Reforming: được thiết kế tối ưu nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nhiệt lượng cung cấp vào cũng như thu hồi lượng nhiệt thừa trong dòng khói lò. Chế độ hoạt động cụm thiết bị được kiểm soat chặt chẽ, đảm bảo vận hành an toàn với hiệu suất cao, ổn định.
– Cụm tách CO2 sử dụng công nghệ của BASF với dung dịch MDEA với hiệu suất phân tách cao, tiêu hao năng lượng thấp và ít gây tác hại đến môi trường.
– Tháp tổng hợp Ammonia không ngừng cải tiến trong thiết kế đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện khăt nghiệt có độ tin cậy cao, hiệu suất tạo sảm phẩm NH3 lớn..
– Chu trình làm lạnh sử dụng chính ammonia làm tác nhân lạnh được phát triển khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
– Các loại xúc tác được cung cấp của nhà bản quyền này có hoạt tính cao và ổn định.
Haldor Topsoe A/S là nhà bản quyền lâu năm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất Ammonia, công nghệ sản xuất luôn được cập nhật và cải tiến. Điều này đã được áp dụng vào những lisence mới như với CMFP được thể hiện ở hệ thống đầu đốt, hệ thống logic kiểm soát an toàn hệ thống, bố trí lớp bê tông chịu nhiệt, thế hệ thiết bị tổng hợp Ammonia.
Bản quyền công nghệ Haldor-Topsoe được đánh giá cao trên toàn thế giới là công nghệ tiêu hao năng lượng thấp, hiệu suất cao. Ngoài ra công tác hỗ trợ kỹ thuật luôn kịp thời và quan tâm chặt chẽ.
2. Công nghệ Bản quyền tổng hợp Urê
Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ của Snamprogetti, với công nghệ tiên tiến, hiệu quả và an toàn trong sản xuất, Snamp vẫn không ngừng nâng cao tính tự động hóa và độ an toàn trong công nghệ cao áp và môi trường dễ cháy nổ. Điều này thể hiện rõ trong dự án CMFP bằng những van motor thay thế cho van tay, hệ thống phân tích online khí cháy nổ để có điều chỉnh kịp thời.
Công nghệ tổng hợp Urê của Snamprogetti sử dụng NH3 tự phân tách trên cơ sở quá trình bay hơi tái sinh tuần hoàn toàn bộ. Công nghệ tổng hợp Urê của hãng Snamprogetti đã được chuyển giao thành công tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và hiện đang đang được đội ngũ vận hành tiếp nhận, vận hành thành thục.
3. Công nghệ Bản quyền vê viên tạo hạt:
Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ tạo hạt của Toyo Engieering Corp. (TEC), là một trong những nhà cung cấp bản quyền công chuyên nghiệp tạo hạt Urê. TEC sở hữu công nghệ tạo hạt có tên gọi là “Spout-Fluid Bed Granulation” được phát triển và vận hành thành công xưởng tạo hạt đạm với công suất cao. Hiện, TEC đã thiết kế những phân xưởng vê viên với công suất 3250 MTPD.
Công nghệ tạo hạt của TEC cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước khác tương ứng với mỗi mục đích sử dụng như đổ đóng, rải trên không cho rừng… hay là yêu cầu của thị trường bằng cách thay đổi kích thước của lỗ sàn.
Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không phải vệ sinh với thời gian khoảng 4 hay 6 tuần, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản suất đạm bởi dung dịch đạm sẽ được chứa trong bồn chứa dung dịch đạm lỏng.
Dựa trên các nhà máy đang áp dụng và những nghiên cứu khoa học, TEC đã đẩy mạnh việc cải tiến phần thiết kế thiết bị lọc bụi nhằm mục đích thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm có trong không khí thải hầu như không có.
Hoahocngaynay.com
Nguồn pvcfc.com.vn