Công nghệ nano tạo ra phân tử phát sáng

QUẢNG CÁO

carbon_nanotube(H2N2)-Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã quan sát được một phân tử đơn phát sáng khi bị kẹp giữa hai đoạn bị vỡ của một ống nano cacbon. Theo nghiên cứu, thiết bị mới này phát ra chỉ một photon cho mỗi 1 tỷ electron. Nghiên cứu này sẽ dẫn tới những sự phát triển mới của các thiết bị quang dựa trên các phân tử cá thể.

Để chế tạo thiết bị có tên Lite-Brite này, các nhà nghiên cứu của Đức, Thụy Sỹ và Ba lan đã tạo ra một khoảng trống cực nhỏ giữa hai điện cực ở một ống nano cacbon và làm mắc kẹt một phân tử đặc biệt bên trong khoảng trống này. Khoảng trống này nhỏ tới nỗi mà nó chỉ có thể vừa từ một tới 3 phân tử. Phân tử hình roi này có các tính chất điện cho phép nó bị mắc kẹt giữa hai điện cực, để hoàn chỉnh bảng mạch.

Khi các nhà khoa học cấp một điện áp, họ nhận thấy những điểm sáng điện quang, là sự phát sáng khi dòng điện chạy qua một vật thể. Đây cũng là hiện tượng tạo ra đèn hậu ở màn hình LCD, nhưng trong trường hợp này nó hữu hình rõ ràng dưới kính hiển vi điện tử quét hình.

Theo nhóm nghiên cứu, ánh sáng có thể được điều khiển bằng cách tắt bật điện áp, một bằng chứng cho thấy phân tử này đang ở tại vị trí thích hợp của nó.

Theo Ralph Krupke, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm DFG và Công nghệ của Karlsruhe về các cấu chúc nano chức năng và là đồng tác giả của công trình, nghiên cứu này rất quan trọng đối với việc hiểu được các thiết bị điện tử phân tử, đó là việc di chuyển các điện tích thông qua các phân tử. Đồng thời, nghiên cứu này cũng còn là cú đột phá đối với các thiết bị trạng thái rắn, bởi vì nó tích hợp một cấu trúc được chế tạo theo hướng từ dưới lên, hay phân tử, vào một cấu trúc được chế tạo theo hướng từ trên xuống, khe ống nano cacbon.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Nasati/Popsci

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *