Đất hiếm và ứng dụng

QUẢNG CÁO

dat_hiem(H2N2)-Các kim loại đất hiếm không hiếm như tên gọi của chúng. Những kim loại này không hiếm, vì loại hiếm nhất cũng có trữ lượng nhiều hơn vàng. Đất hiếm tập trung ở vỏ Trái đất với hàm lượng thấp và hàm lượng cao ở nhiều mỏ. Đất hiếm có thể tìm thấy ở hầu hết khu vực có đá hình thành trên diện rộng, nhưng hàm lượng ít nhiều khác nhau. Vì vậy, việc tìm ra mỏ đất hiếm có hàm lượng cao để khai thác và chế biến hiệu quả rất khó. Đất hiếm thường có ở quặng bastnaesite và monazite. Quặng bastnaesite thường chứa nhiều đất hiếm nhẹ và ít đất hiếm nặng, còn quặng monazite cũng chứa nhiều đất hiếm nhẹ, nhưng tỉ lệ đất hiếm nặng cao hơn 2-3 lần.

Việc khai thác đất hiếm còn khó hơn khai thác vàng. Phương pháp đơn giản để tách lấy vàng là trộn quặng vàng với xyanua natri để vàng tự tách ra. Việc chiết xuất đất hiếm phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Đầu tiên, quặng đất hiếm được khai thác bằng phương pháp thông thường.  astnaesite được loại bỏ khỏi quặng bằng cách nghiên nhỏ quặng và cho vào máy xay nhỏ để các khoáng chất tách nhau ra. Quặng sau khi được nghiền nhỏ còn phải được xử lý để tách bastnaesite khỏi các khoáng chất không quan trọng khác. bằng cách cho vào nước. Bong bóng khí được đưa qua đáy của thùng lọc quặng để bastnaesite lắng xuống đáy thùng bám vào những bong bóng này rồi nổi lên miệng thùng.

Bastaesite chứa các nguyên tố đất hiếm sau đó còn phải được tách ra thành các nguyên tố riêng bằng axit. Mỗi nguyên tố đòi hỏi các bước chiết tách và xử lý hóa chất khác nhau. Khi đã được tách riêng, chúng ở dạng oxit, có thể sấy khô, dự trữ và chế biến thành kim loại, hợp kim và sử dụng trong nhiều ứng dụng như nam châm neodymium-sắt-bo.

Những hợp kim và nam chân này được dùng trong hàng trăm ứng dụng công nghệ cao. Quá trình từ khi quặng được đưa ra khỏi lòng đất đến khi trở thành dạng nguyên chất mất 10 ngày. Việc khai thác và xử lý đất hiếm nếu không được kiểm saots kỹ sẽ gây ra nhiều thảm họa môi trường.

mceTempObject

17 nguyên tố trong đất hiếm và ứng dụng:

Scandium: Hợp kim nhôm dùng trong ngành hàng không vũ trụ

Yttrium: Phốt pho, gốm, laze

Lanthanum: Pin sạc

Cerium: Pin, chất xúc tác, làm bóng kính

Praseodymium: Nam châm, thuốc nhuộm kính

Neodymium: Nam châm, laze, kính

Promethium: Pin hạt nhân

Samarium: Nam châm, laze, đèn

Europium: TV màu, phốt pho đỏ

Gadolinium: Chất siêu dẫn, nam châm

Terbium: phốt pho xanh, đèn huỳnh quang

Dysprosium: Nam châm, laze

Holmium: Laze

Erbium: Laze, Thép Vanadi

Thulium: Nguồn x-ray, gốm

Yterrbium: Laze hồng ngoại, kính phản chiếu cao

Lutetium: Chất xúc tác, máy chụp cắt lớp PET

Trung Quốc chiếm hơn 90% lượng cung nguồn đất hiếm, sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2011. Tuy nhiên, trong những năm tới, các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm của họ nhằm hạn chế sự  chi phối của Trung Quốc đối với thị trường này.

<

p style=”text-align: justify;”>Hoahocngaynay.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *