Dây chuyền tái chế pin “chết”

QUẢNG CÁO

optisortNgười Anh đã sử dụng một dây chuyền có tên là Optisort nhằm  chọn lọc, phân loại và tái chế 33% số pin “chết” đang trôi nổi trong đời sống.

Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu thỏi pin điện thoại bị thải ra môi trường. Pin cho dụng cụ cầm tay và đồ chơi còn nhiều hơn nữa, chúng rất độc hại vì chế bằng kim loại nặng. Người Anh đã xử lý tốt môi trường, thu lợi không nhỏ nhờ dây chuyền Optisort.

Linh hồn của dây chuyền máy Optisort là một máy tính thông minh, lần đầu tiên được chế tạo tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển.

Optisort có thể nhận ra khoảng 2.000 loại pin hiện đang được sử dụng trên toàn cầu và xử lý khoảng 33% số đó.

Pin được đưa vào dây chuyền Optisort qua băng tải. Tại bộ phận phân loại có ảnh kỹ thuật số của từng kiểu pin, giúp máy nhận ra và “bẻ ghi” đưa về các thùng riêng biệt (bằng một cơ cấu khí nén).Thậm chí máy có thể nhận ra pin đã hỏng hoặc bẩn.

Dựa trên tính chất hóa học và cấu tạo của từng loại, trong một giây máy Optisort có thể xử lý 10 thỏi pin. Căn cứ vào thành phần kim loại nặng và hiếm, đầu ra của máy gom được nhiều ki-lo-gam nguyên liệu đắt tiền, như bạc, vàng, niken…để bán.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Chinhphu.vn/Gizmag

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *