Doanh nghiệp cần nắm rõ REACH và RoHS

QUẢNG CÁO

rohsNhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất và sản phẩm hàng hóa có chứa hóa chất, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã hỗ trợ Cục Hóa chất- Bộ Công Thương thành lập Trung tâm thông tin REACH/RoHS.

Trung tâm này đã đi vào hoạt động từ 15/6/2011. Báo Công Thương đã trao đổi với TS Phùng Hà- Cục trưởng Cục Hóa chất về những tiện ích của trung tâm này đối với các doanh nghiệp Việt Nam có hướng xuất khẩu sang thị trường EU.

Điều luật này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tất cả những sản phẩm mà chứa một trong 06 chất trên đều không được bán tại Châu Âu. Cùng với RoSH còn có quy định về việc tái chế các thiết bị điện tử gọi là WEEE (Waste from Electrical and Electronic Equipment) cũng sẽ được áp dụng.

Chính vì RoSH, những nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì trên sản phẩm phải được đăng kí với Logo “RoHS-compliant”.

– Quy định REACH/RoHS là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Xin ông cho biết tổng quan về quy định này?

– REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (đăng ký), Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép) và Restriction (hạn chế) cho hóa chất. Mục đích của quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU.

RoSH được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances- hạn chế một số chất nguy hại liên quan đến 6 loại hoá chất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất: cadmium (Cd), thủy ngân (Hg), chromium hoá trị 6, hợp chất của brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers) và chì (Pb).

Việc trang bị cho doanh nghiệp kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ nhất về quy định REACH và RoSH là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi quy định này có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các hàng hóa có chứa hóa chất (ở dạng bắt buộc phải có hoặc dạng hóa chất phát sinh ngoài ý muốn) sang thị trường châu Âu.

– Trung tâm REACH/RoHS đã có một số hoạt động phổ biến gì cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan, thưa ông?

– Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU- Việt Nam MUTRAP III), Cục Hóa chất- Bộ Công Thương đã phối hợp với dự án để triển khai các hoạt động phổ biến thông qua 2 hội thảo “Phổ biến quy định REACH và RoHS của EU” cho các doanh nghiệp tại Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7/2010. Hiện nay, Trung tâm đang dịch các quy định của EU sang tiếng Việt để cho các doanh nghiệp nắm bắt và hiểu một cách đầy đủ nội dung và yêu cầu cụ thể của các chính sách và quy định mới của EU để có các biện pháp đáp ứng phù hợp là điều hết sức cần thiết đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam.

– Xin ông cho biết mối quan hệ của REACH/RoHS đối với việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Âu?

– REACH và RoHS là một trong số các quy định khá phức tạp của EU, có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Mục tiêu bao trùm của các chính sách và quy định của EU là nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ con người và an toàn môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định mới này, bên cạnh những lợi ích cơ bản tích cực còn cần lưu ý đến những tác động trực tiếp và thách thức không nhỏ đối với không chỉ các nhà sản xuất hóa chất mà cả tới đối tượng tham gia vào ngành công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc trang bị cho doanh nghiệp kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về quy định REACH và RoHS là điều rất cần thiết đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải đảm bảo là các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào EU cần phải nâng cấp hệ thống quản lý đối với các chất hóa học trong sản xuất. Theo quy định này, danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn… Đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Trung tâm REACH/RoHS đặt tại Cục Hóa chất sẽ là nơi cung cấp, cập nhật thông tin, phối hợp tổ chức đào tạo, phổ biến kinh nghiệm và kết nối các tổ chức, các hiệp hội ngành nghề, các công ty của Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến những quy định REACH và RoHS; hỗ trợ về kỹ thuật cho doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định REACH và RoHS.

Thông tin chi tiết về quy định của REACH và RoHS, các doanh nghiệp có thể truy cập vào website để tìm hiểu: http://cuchoachat.gov.vn; www.mutrap.org.vn; http://echa.europa.eu; http://www.hse.gov.uk; http://www.rohs.eu.

Xin cảm ơn ông!

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Báo Công Thương

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *