Độc tố của hợp chất nano

QUẢNG CÁO

Hiện ngành nghiên cứu độc tính của các hợp chất nano vẫn còn rất non trẻ, thế nhưng người ta đã phát hiện thấy rằng bản thân con người đã phải sống trong môi trường đó từ khá lâu rồi.
Ở Pittsburgh, Allen Robinson có công trình nghiên cứu các ảnh hưởng lên sức khỏe từ các hợp chất trong môi trường.

Anh cùng đồng nghiệp đang chuyển dần xuống các hợp chất nano, và phát hiện thấy là con người đang phải hít thở các loại hợp chất này mỗi ngày, từ đám khí thải công nghiệp hay khói bụi trên đường.

“Khi nghiên cứu khối khí này, dù trong phòng thí nghịêm sạch, nhưng quí vị sẽ nhận thấy rất nhiều thể vật chất khác nhau, kể cả các thể vật chất nano nữa.”

“Có khoảng 5% các loại hợp chất thuộc loại nhỏ, nói chung bất cứ nơi nào chúng ta đang đứng và hít thở đều có khá nhiều các loại hợp chất khác nhau bay trong không khí.”

Trong phòng thí nghiệm khá sạch, nhưng vẫn có khoảng trên 1.000 đơn vị vật chất, còn ngoài trời con số có thể lên đến vài chục ngàn đơn vị vật chất bé li ti.

“Ở Hoa Kỳ người ta bắt đầu quan ngại đến các loại hợp chất này.” – Allen Robinson giải thích về hai qui định của Hoa Kỳ. – “Một mức tên là PM10 là dành cho các loại vật thể bé hơn 10mico-mét, còn mức kia PM2.5 dành cho các loại bật thể bé hơn 2.5 micro.”

Và câu hỏi là con người sẽ phản ứng như thế nào khi hít chúng vào.

David Warheit là chuyên gia trong ngành hô hấp, nghiên cứu các chứng bệnh do khí thải gây ra, hiện đang tập trung vào ảnh hưởng từ các sợi cac-bon lên phổi của chuột.

Các ống nano có thể kết dính với nhau thành các khối lớn và ngăn đường hít thở, thí nghiệm của Warheit đưa các sợi này vào trong phổi, qua dung dịch nước.

“Ghi nhận đầu tiên là có 50% chuuột thí nghiệm bị tử vong ngay sau lần thử đầu tiên, tức là trong vòng 12 giờ đồng hồ.”

“Thực tình ra khi nói về chuyện chuột thí nghiệm bị chết chúng tôi cũng không hứng thú gì cho lắm.”

“Thế nhưng chúng tôi đã ngay lập tức theo đuổi vấn đề này, nghiên cứu trong quá trình 1-2 ngày tiếp theo.”

“Vấn đề không phải là độc tính theo cách hiểu thông thường, mà là do các hoạt chất nano kết dính với nhau làm nghẽn đường thở.” – chuyên gia Warheit nói.

Chuyện này nghe đúng đáng sợ, nhưng người ta vẫn chưa biết trong thực tế mọi chuyện sẽ phản ứng ra sao vì thí nghiệm này đưa các ống nano bằng đường không bình thường.

Giới khoa học và các nhà hoạt động môi trường vẫn đang tiếp tục tranh cãi quanh độ an toàn của các phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất vật liệu nano.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Nguồn: BBC.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *