Độc tố trong cây Trúc đào

QUẢNG CÁO

hoa-truc-dao(H2N2)-Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998).

Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin.

Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.

Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999).

Không thể tự tử hay chết do việc ăn trúc đào vì sẽ có kích ứng gây nôn dữ dội ngay lập tức.

Theo những tài liệu nghiên cứu của Việt Nam cũng như nước ngoài, cây Trúc đào có độc và các tài liệu cũng khuyến cáo phải cẩn thận trước khi dùng. Đặc biệt không được trồng ở những nơi trẻ em dễ tiếp xúc. Hiện nay, qua thực tế thì người dân chưa hiểu rõ về cây Trúc đào nên vẫn có nhiều trường trường hợp còn bẻ cành hay hái hoa.

Ở TP HCM, cây Trúc đào đứng đầu trong danh mục các loại cây cực độc mà UBND thành phố cấm trồng trên đường phố. Thế nhưng tại Hà Nội, Trúc đào được trồng nhiều ở một số tuyến phố trung tâm như Kim Mã, Hoàng Diệu.

Tại một số cơ quan, bệnh viện, công viên, cây này cũng được trồng phổ biến. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là hầu hết những người đứng cạnh cây, thậm chí ngắt lá, ngửi hoa, khi được hỏi đều không biết gì về độc tính của loài cây này.

Các triệu chứng ngộ độc

oleandrin

Oleandrin, một trong những chất độc có trong trúc đào

Theo các tài liệu công bố, chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em.

Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch. Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu, và đặc biệt ở ngựa là đau bụng (Inchem 2005). Các triệu chứng đường tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, đôi khi với đặc trưng là đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường. Tim có thể đập thất thường và không có dấu hiệp của nhịp cụ thể.

Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhợt nhạt da và lạnh do tuần hoàn máu kém hay không ổn định (Goetz 1998). Các tác động do ngộ độc loài cây này cũng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng này có thể bao gồm thờ thẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến ngập máu, xẹp và thậm chí là hôn mê và có thể dẫn tới tử vong (Goetz 1998). Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da (Goetz 1998).

Các tài liệu cũng cho biết, trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi, chỉ 100 gram lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành. Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng về đường ruột và tim mạch và gây phản ứng nhanh. Ngộ độc nặng có thể gây trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim, dần dần thiếu ôxy lên não, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Xử lý ngộ độc

Ngộ độc và các phản ứng đối với trúc đào là rất nhanh, đòi hỏi phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nghi ngờ (hoặc đã biết) là ngộ độc trúc đào ở cả người lẫn động vật (Goetz 1998). Trong mọi trường hợp phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc. Than hoạt tính/than củi cũng có thể được chỉ định sử dụng để hỗ trợ sự hấp thu nhằm đưa ra ngoài các chất độc còn lại trong cơ thể (Inchem 2005). Các chăm sóc y tế tiếp theo là cần thiết và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của sự ngộ độc và các triệu chứng.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Wikipedia & các nguồn khác

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *