Dự trữ dầu mỏ chiến lược là gì?

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Giá dầu bất ổn khiến các nước, nhất là Mỹ phải lập Dự trữ dầu mỏ chiến lược. Nước Mỹ đang dự trữ bao nhiêu dầu, ở đâu và bằng phương pháp nào?

Dự trữ được thiết lập theo sau một cuộc khủng hoảng năng lượng của từng thời kì khác nhau. Vào tháng 10/1973, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ của Arap (OAPEC) ngừng việc cung cấp dầu để phản ứng việc Mỹ hỗ trợ cho quân đội Israel tron suốt chiến tranh Yom Kippur. Lệnh cấm vận dầu kéo dài đến tận tháng 3 năm sau đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng toàn cầu. Để ngăn chặn tình huống này xảy ra lần nữa, chính phủ Mỹ đã thiết lập chương trình Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) vào năm 1975. Một vài quốc gia khác cũng dự trữ dầu nhưng kho dự trữ của Mỹ vẫn lớn nhất cho đến nay.

Hệ thống lưu trữ dầu Bryan Mound ở hạt Brazoria, Texas (ảnh: csmonitor.com)

Theo Bộ năng lượng Mỹ, tính đến ngày 7/3, SPR có tổng cộng 726.5 triệu thùng dầu thô trữ trong những hang ngầm tại 4 địa điểm an ninh dọc bờ biển vùng Vịnh (Guft Coast).

Địa điểm dự trữ lớn nhất là Bryan Mound, gần Freeport, Texas. Tại đây, 254 triệu thùng dầu đổ đầy 20 hang động nhân tạo vốn là các vòm muối (một dạng địa chất) dưới lòng đất.  Ba địa điểm dự trữ khác là Big Hill ở Winnie, Texas; West Hackberry ở Lake Charles, Los Angeles và Bayou Chocktaw ở Baton Rouge, Los Angeles.

Dầu được giữ trong các hang muối vì như vậy sẽ rẻ hơn khi lưu giữ trong các bể các mặt đất, chỉ 3,5 USD/thùng so với 18 USD/thùng. Những hang muối này sẽ được khoang những giếng sâu từ 600 – 1200m và nước ngọt được bơm vào giếng để hòa tan muối. Sau đó nước mặn được bơm ra ngoài để bơm dầu vào. Muối trên thành hang không phản ứng với dầu, nếu những vết nứt xuất hiện trên thành hang, chúng có khuynh hướng tự liền lại do áp lực khổng lồ sâu trong lòng hành tinh.

Mô hình vòm muối Bayou Choctaw, Los Angeles (ảnh: ctech.com)

Hiện tại, các địa điểm dự trữ đã đạt trữ lượng tối đa. Trước đây, dầu được thêm vào các hang muối này nhờ chỉ thị ngân sách của Quốc hội hoặc do các công ty khai thác dầu của Mỹ đóng góp thay cho khoảng tiền phải trả cho việc khai thác dầu.

Dầu chỉ được rút ra hoặc di chuyển khi có lệnh của Tổng thống nhằm đáp ứng nhu cầu khi xảy ra sự gián đoạn cung cấp năng lượng nghiêm trọng. Một lượng nhỏ có thể được rút để cho các công ty dầu vay tạm trong trường hợp tắc nghẽn kênh vận chuyển.

Đến nay, đã từng có 2 lần rút dầu từ SPR. Thời kì 1990 – 1991, trong Chiến dịch bão táp sa mạc – chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên, 38 triệu thùng dầu được đưa ra thị trường để thúc đẩy nguồn cung toàn cầu. Trong năm 2005, 21 triệu thùng dầu dự trữ được cho vay hoặc bán sau khi bão Katrina tàn phá nhà máy lọc dầu ở vịnh Mexico, làm giảm nguồn cung cấp quốc gia.

Nếu xảy ra lệnh cấm vận dầu và lượng dự trữ có thể lập tức chảy vào chuỗi cung ứng, nước Mỹ sẽ có đủ nhiên liệu trong 39 ngày. Tuy nhiên, việc bơm dầu từ SPR chỉ có thể đạt mức 4,4 triệu thùng/ngày – không đủ nhanh để đáp ứng mức tiêu thụ năng lượng hiện nay của Mỹ. Một phát ngôn viên của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết nguồn dự trữ có thể kéo dài đến 75 ngày.

Chi Giao (theo LiveScience)

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Báo Đất Việt

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *