Dùng khí carbonic làm dung môi cho nhuộm màu

QUẢNG CÁO

Các nhà khoa học Đức vừa tìm ra cách sử dụng khí carbonic thay thế cho dung môi hóa học độc hại.

Trong những năm gần đây, lượng khí thải Carbonic dư thừa trong không khí đã gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu, và là mối hiểm họa lớn cho nhân loại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại viện nghiên cứu môi trường – an toàn – năng lượng Fraunhofer của Đức lại mong muốn tận dụng lượng khí thải này để chế tạo các sản phẩm plastic thân thiện với môi trường.

Khí Carbonic hứa hẹn sẽ là một ứng dụng nổi bật trong ngành công nghiệp nhuộm

Các nhà khoa học đã khám phá ra cách sử dụng khí carbonic nén để giúp các vật thể plastic bắt màu, kết hợp với hợp chất chống vi khuẩn hoặc các chất khác. Thông thường, những dung môi độc hại được sử dụng để nhuộm màu công nghiệp cho các đồ dùng plastic.

Khí carbonic được bơm vào một khoang nén áp suất cao có sẵn các chi tiết plastic và chất nhuộm dạng bột. Sau đó, khoang nén được giữ ở nhiệt độ 30,1 độ C và áp suất 73,8 bar. Tại điều kiện này, khí carbonic trở thành một dạng đặc biệt có mang các thuộc tính của một loại dung môi.

Các nhà khoa học tiếp tục nâng cao áp suất tới 170 bar và chất nhuộm dạng bột được hòa tan hoàn toàn vào khí carbonic, sau đó khuếch tán vào các chi tiết plastic. Cả quá trình diễn ra chỉ trong vài phút, và sau khi khí carbonic được loại bỏ, chất nhuộn sẽ bám chặt vào bề mặt chi tiết được nhuộm.

Các nhà khoa học cũng thực hiện thành công quá trình tương tự với vật liệu silica, flurbiprofen sự dụng trong ngành dược.

Khác với công nghệ cũ, sử dụng khí carbonic giúp vật nhuộm giữ màu ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao gần nhiệt độ nóng chảy của plastic.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Báo Đất Việt/Gizmag

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *