Hóa chất độc hại – vũ khí hủy diệt đầu thế kỷ 21

QUẢNG CÁO

Chemical_Safety(H2N2)-Ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn dưới ánh sáng của khoa học ngày càng trở nên hết sức nguy hiểm vì chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe cho người tiêu dùng (NTD) một cách tức thì mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Đó là kết luận mới nhất của các nhà khoa học Mỹ thuộc Trung tâm Bệnh ngộ độc thực phẩm ở thành phố Grove, bang Pennsylvania.

5 chủng vi khuẩn chủ yếu gây bệnh ngộ độc thực phẩm cho NTD như: Campylobacter, E. coli, Listeria monocytogenes, Salmonella và Toxoplasma gondii có khả năng để lại di họa lâu dài do suy thận, bại liệt, động kinh, nghe và thị giác suy giảm, và chậm phát triển trí não cho người bị ngộ độc thực phẩm nhiễm khuẩn, trong đó trẻ em là đối tượng cực kỳ mẫn cảm đối với chủng gây bệnh trên.

Nguy hiểm là vậy, nhưng so với ngộ độc thực phẩm bởi hóa chất, loại ngộ độc trên vẫn còn “rất nhẹ” bởi chúng không có khả năng làm thui chột và cuối cùng hủy diệt cả giống nòi sau hàng thập niên nữa đúng như nhận định của Tiến sĩ Dick Irwin, một chuyên gia nổi tiếng về ngô độc của Hoa Kỳ: “Hóa chất đã thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trong các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các căn bệnh bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng nhân loại vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21”.

Tuy vậy, thật đau lòng khi Báo cáo về tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2010 tại Việt Nam đã đưa ra kết luận: Ngộ độc do hóa chất có xu thế gia tăng và chiếm hơn 60% trong tổng các trường hợp.

Sự hiện diện của các loại hóa chất độc hại trong thực phẩm đã diễn ra từ hàng chục năm nay và mức độ nghiêm trọng của chúng ngày càng gia tăng do 2 nguyên nhân chính khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi trường từ không khí, nước, đất bị ô nhiễm bởi rác thải công nghiệp cũng như sử dụng hơn 800.000 sản phẩm đồ nhựa.

Còn nguyên nhân chủ quan là do chạy theo lợi nhuận, con người từ quy trình sản xuất cho tới phân phối sản phẩm đã sử dụng một cách có ý thức nhưng vô tội vạ và vô cùng nguy hiểm một số lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hormone kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo vệ sau thu hoạch… khiến cho thực phẩm ngày càng ô nhiễm nặng nề bởi các tác nhân độc hại mà sự tích trữ trường diễn của chúng trong cơ thể NTD có thể dẫn tới các bệnh từ tứ chứng nan y cho tới vô sinh, thay đổi giới tính và sinh ra dị nhân.

Do áp lực giá cả, nên các nhà sản xuất đã sử dụng các loại dầu công nghiệp có chứa chất dioxin cho vào thức ăn gia súc để rút ngắn quy trình chế biến nhằm tăng sản lượng lên mức tối đa. Lợi nhuận đâu chưa thấy, nhưng hành động trên đã giáng một đòn nặng nề cho nền nông nghiệp nước Đức, còn tổn hại về uy tín thì không thể “đong, đếm” được.

Dioxin được xem là một chất “độc nhất trong các hoá chất mà con người tổng hợp ra được cho tới nay”. Chỉ cần 80 gam dioxin đem hoà vào hệ thống cấp nước là đủ giết chết toàn bộ dân một thành phố lớn 7 – 8 triệu dân. Khi con người bị nhiễm dioxin thì chất độc này không chỉ gây nên những ảnh hưởng tức thời mà còn có tác hại lâu dài qua nhiều thế hệ.

Nhiều nghiên cứu đã xác định có đến 28 loại bệnh có liên quan đến dioxin. Những tác hại tức thời do dioxin gồm có: gây suy giảm miễn dịch dẫn đến sự bột phát các bệnh nhiễm khuẩn; gây rối loạn chuyển hoá vitamin, đặc biệt là vitamin A, chuyển hoá men nội tiết; gây chết trong trạng thái suy kiệt…

Những tác hại lâu dài là: gây trạng thái bệnh lý tăng cao đối với các loại bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng; gây nên các bệnh ung thư họng hầu, bệnh bạch cầu cấp và mãn, ung thư gan; gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ, người gầy, sụt cân, thiếu máu, kém trí nhớ, nhức đầu, mệt mỏi, vận động khó khăn, mắt mờ, nhìn kém, suy giảm chức năng gan hoặc xơ gan cổ trướng, suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt rét, gây tai biến sinh sản như suy thai tự nhiên, đẻ non, con chết trong bụng mẹ, chửa trứng, con sinh ra dị tật bẩm sinh, quái thai và rất nhiều bệnh tật khác…

Theo ThS Nguyễn Đức Minh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các thực phẩm như thịt ngan, vịt, gà, cá quả… cho tới rau quả có nguy cơ nhiễm dioxin cao, nhưng các đặc điểm cảm quan hoàn toàn bình thường và không có thể nhận biết được bằng giác quan nên việc sử dụng thực phẩm không có nguồn gốc là một điều hết sức nguy hiểm và cấm kỵ đối với NTD.

Theo WTO, khoảng 90% dioxin tích lũy trong cơ thể là do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm và khoảng 10% còn lại là do hít thở và ngấm qua da. Trên thực tế, môi trường sản xuất cũng có thể là nguồn nhiễm dioxin thực phẩm nghiêm trọng.

Một công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường và Sức khoẻ nghề nghiệp của Trường Đại học Thành Công ở Đài Nam, Đài Loan đã đưa ra kết luận trứng do những con gà mái được nuôi thả tự nhiên theo phương pháp công nghiệp ở Đài Loan đẻ ra có chứa một lượng dioxin siêu độc là PCDD và PCDF cao gấp gần sáu lần so với trứng của những con gà mái được nuôi trong chuồng. Còn, theo “nhân định” thì có rất nhiều đường để thực phẩm dễ dàng bị dích dioxin.

Trước hết, các nhà sản xuất tuy biết rõ tác hại vô bờ bến của hóa chất độc hại đến sức khỏe của NTD song vì đồng tiền học sẵn sàng đầu độc đồng bào mình một cách có ý thức bằng đủ thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản… có giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nằm trong danh mục cấm sử dụng của Nhà nước với nồng độ vượt quá ngưỡng nhiều lần để “ăn chắc, trúng đậm”, trong lúc đó lại thửa những mảnh vườn riêng chỉ để trồng cho mình ăn và tuyệt đối không bao giờ ăn những sản phẩm họ định mang bán.

Đến khâu phân phối, người bán hàng ăn uống từ nhà hàng, bếp ăn tập thể cho tới vỉa hè tiếp tục đầu độc NTD bằng các loại thực phẩm từ động vật bị dịch bệnh, bị chết hoặc ôi thối, bốc mùi, biến màu xanh nhớt… nhưng được tẩy trắng, ngâm tẩm hóa chất, gia vị để móc túi người mua.

Ngoài các chiêu buôn như nội tạng động vật, chân gà, lợn, thậm chí cả vịt con thải loại đã chết làm giả chim sẻ quay với hóa chất tẩy mùi, hương thơm hóa học, tư thương bất hảo còn tiêu thụ thực phẩm nhái bằng hóa chất 100% từ ly trà sữa trân châu tới quả trứng, con mực… được làm bằng nhựa polymer.

Theo thông tin của báo giới, tại Trung Quốc có nhiều thời điểm mặt hàng thịt lợn không đủ, nếu có đủ thì cũng là thịt của lợn siêu tốc được nuôi bằng nhiều loại hormone tăng trọng nên không đủ tiêu chuẩn ATVSTP, vì thế lợn Việt Nam trở thành “hàng độc” hút hồn đầu nậu tại cửa khẩu Móng Cái.

Tiêu đề do hoahocngaynay.com đặt

Nguồn CAND.COM.VN

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *