Biện pháp kỹ thuật khắc phục tràn dầu ở Mỹ

QUẢNG CÁO

tran_dau(Hóa học ngày nay-H2N2)-Ba tuần sau vụ chìm giàn khoan Deepwater Horizon làm 11 người thiệt mạng và gây thảm họa dầu loang trên Vịnh Mexico, ngày 12/5, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi huy động mọi phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất để giúp Tập đoàn xăng dầu BP của Anh – công ty thuê giàn khoan trên – giải quyết sự cố này.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu tuyên bố: “Những bộ óc siêu việt nhất trong giới khoa học Mỹ đã được triệu tập để giải quyết sự cố dầu tràn.” 

Ông Chu, người từng nhận giải Nobel Vật lý, cho biết các nhà vật lý học, kỹ sư và các nhà địa chất học xuất sắc nhất trong lĩnh vực của họ đã nhóm họp ở thành phố Houston của bang Texas – nơi đặt trụ sở điều hành của BP ở khu vực Bắc Mỹ, để đề xuất các biện pháp ngăn chặn vệt dầu tiếp tục lan rộng.

Mục đích của việc tập hợp các nhà khoa học hàng đầu trên là nhằm đưa ra một cách nhìn mới đối với những giải pháp lựa chọn cũng như đề xuất các biện pháp khác để xử lý sự cố dầu tràn. 
Ngoài ra, nhóm chuyên gia cũng sẽ giúp thu thập tối đa các thông tin nhằm ngăn chặn nguy cơ lặp lại một thảm họa tương tự.

Từ khi xảy ra sự cố ngày 22/4 đến nay, mặc dù đã rất nỗ lực và đạt nhiều tiến bộ, song mỗi ngày vẫn có thêm khoảng 800.000 lít dầu thô đổ ra vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam nước Mỹ.

Những hình ảnh cho thấy, sau hai tuần vết dầu đã lan ra và tiến vào sát bờ biển.

01_oil_spill_apr22_466

Vị trí vệt dầu loang ngày đầu tiên xảy ra sự cố 22/4

21_oil_spill_466_slider_may15

Vị trí vết dầu loang ngày 15/5

Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để khắc phục sự cố

Các hình ảnh thu được qua video do BP công bố cho thấy dầu đang trào ra từ một đường ống bị vỡ nằm ở độ sâu 1.500 mét so với mặt biển, trông như một mạch nước phun.

oil_tophat_786

Giải pháp ban đầu là đưa một chiếc phễu khổng lồ (Dome) cao 12m nặng gần 100 tấn xuống để chụp vào đường ống bị vỡ và hút dầu lên. Tuy nhiên, tới thời điểm này, BP đã phải rút lại chiếc phễu kim loại này do hiện tượng kết tinh trên miệng phễu do khí thoát ra từ mỏ dầu kết hợp với nước biển tạo thành các tinh thể như đá ngăn cản việc hút dầu lên.

tophat_dhtml_466_1

Các tinh thể hình thành trên đỉnh của phễu

Một chiếc phễu khác nhỏ hơn (Top Hat) đã được chuyển tới khu vực dầu tràn nhằm thay thế cho chiếc phễu trước. Phễu này được chế tạo đặc biệt hơn gồm hai rãnh đặc biệt để chụp khít vào đường ống bị vỡ. Để ngăn chặn hình thành các tinh thể, methanol được bơm vào ở đỉnh phễu thông qua 2 ống nhỏ hơn để phân tán dầu và khí hình thành trong phễu.

tophat_dhtml_466_2

Vị trí phễu nhỏ dự kiến được chụp xuống

tophat_dhtml_466_3

Phễu nhỏ cao 1.5m, đường kính 1.2m có 2 ống phụ trên đỉnh phễu để bơm methanol

BP dự kiến sẽ chụp bên ngoài phễu nhỏ một chiếc phễu lớn hơn (Dome) giúp hạn chế tối đa sự rò rỉ của dầu từ đường ống bị vỡ và để hút dầu lên. Trong khi đó, để tránh hiện tượng tạo thành tinh thể khi chụp phễu này ra bên ngoài phễu nhỏ, nước nóng sẽ được bơm xuống ở đường ống đặc biệt bên trên đỉnh.

tophat_dhtml_466_4

Vị trí của chiếc phễu thứ 2

Ngoài các biện pháp kỹ thuật để bịt đường ống rỏ rỉ trên, các biện pháp khẩn cấp khác cũng được áp dụng để thu gom lượng dầu đã tràn ra ngoài với diện tích dầu loang lên đến 5200 km vuông. Với tổng số 275 tàu thuyền chuyên dụng, xà lan, tàu kéo, tàu chứa đã được sử dụng cho chiến dịch ngăn chặn dầu loang.

Có thể nói, tính đến thời điểm này tất cả các biện pháp ngăn chặn dầu loang đã được đem ra sử dụng trong vụ tràn dầu nghiêm trọng này như dùng phao ngăn, rải chất phân tán, đốt.

_47757038_oil_slick_treatments_466 

Sơ đồ các biện pháp sử lý được sử dụng

<

p style=”text-align: justify;”>Hóa học ngày nay (Tổng hợp/Ảnh BBC)

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *