Dầu gấc là một trong những loại dầu từ thực vật rất quý bởi chúng có rất nhiều ứng dụng trong việc chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học của dầu gấc đối với da, tóc và nhiều bệnh khác của con người và cho hiệu quả rất tốt. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy cùng khám phá về loại dầu này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về dầu gấc
Dầu gấc (oleum Momordica) là dầu ép từ màng đỏ phơi khô hay sấy khô của hạt cây gấc (Momordica cochinchinesis. Spreng), họ bí (Cucurbitaceae).
Dầu gấc được điều chế bằng cách sấy khô màng hạt gấc sau đó tán nhỏ và sử dụng một trong những phương pháp sau:
- Chiết bằng dung môi (ether dầu hỏa): lấy kiệt bằng ether dầu hỏa, sau đó thu hồi ether dầu hỏa bằng cách đun cách thủy trong môi trường khí trơ. Cặn còn lại là dầu Gấc.
- Ép: màng đỏ đã sấy khô tán nhỏ, đem đồ lên rồi ép.
- Phương pháp thủ công nghiệp: màng hạt Gấc đã sấy khô, tán nhỏ cho vào dầu lạc hay mỡ lợn đã đun nóng ở nhiệt độ 60-70°C. Dầu lạc hay mỡ lợn sẽ hòa tan chất dầu chứa trong màng dầu Gấc.
Dầu gấc là chất lỏng sánh, trong, có màu đỏ máu, mùi thơm ngọt đặc biệt, vị béo, không khé cổ. Nếu để lâu hoặc ở nhiệt độ 0 – 5 xuất hiện cặn, cặn đó là tinh thể carotenoid. Ngoài ra, dầu gấc còn có những tính chất như sau:
- Dầu gấc dễ tan trong ether dầu hỏa, cloroform và ether.
- Tỷ trọng ở 15°C là 0.9151 – 0.9156.
- Chỉ số khúc xạ ở 20°C là 1.4681 – 1.4685.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi và các nhà nghiên cứu khác thì dầu gấc rất giàu beta-caroten, lycopen và các acid béo không no. Trong đó, có trên 0.1% β-caroten, lycopen, các acid béo (acid oleic 44.4%, acid linoleic 14.7%, acid stearic 7.69%, acid palmitic 33.8.
Ngoài ra, còn có một số chất vi lượng và vitamin cần thiết cho sức khỏe con người như: đồng, sắt, coban, kẽm, selen và vitamin E.
2. Những tác dụng của dầu gấc
Theo các hà nghiên cứu, dầu gấc có tác dụng hồi phục các vết thương, vết loét trên bề mặt da. Bên cạnh đó, dầu gấc cũng có thể làm tăng cường sức đề kháng, nhiều bệnh nhân uống dầu gấc thì thấy cân nặng tăng lên nhanh chóng.
Trên động vật thí nghiệm và trên người bệnh, dầu gấc có khả năng sửa chữa các hư hỏng của nhiễm sắc thể, các khuyết tật ở phôi thai do dioxin gây trên động vật và có khả năng phòng ngừa ung thư cho bệnh nhân xơ gan.
Dầu gấc bổ mắt
Dầu gấc có chứa hàm lượng β – caroten rất cao, đây là tiền chất vitamin A. Sau khi đi vào vào cơ thể, dưới tác dụng của enzyme carotenaza có trong gan và thành ruột, một phân tử β – caroten được chuyển thành 2 phân tử vitamin A. Nhưng trên thực tế, hiệu suất của quá trình này là rất thấp.
Vitamin A rất cần thiết cho cơ thể, có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa lipid, nguyên tố vi lượng và phospho.
Đối với thị giác, vai trò của vitamin A đã được xác định rõ, nó tham gia vào sự hình thành chất rhodospin, một chất nhạy cảm với ánh sáng, tồn tại trong các tế bào que võng mạc, giữ vai trò quan trọng đối với thị giác lúc hoàng hôn.
Nếu chế độ ăn thiếu vitamin A thì nồng độ chất rhodopsin ở võng mạc sẽ giảm xuống, các tế bào que ở võng mạc có thể biến đổi hình dạng. Lâu dần sẽ dẫn tới những rối loạn về thị giác nhất là lúc hoàng hôn như trong bệnh quáng gà.
Người lớn mỗi ngày uống 10 – 20 giọt, chia làm 2 lần uống trước 2 bữa ăn chính. Trẻ em uống 5 – 10 giọt/ngày.
Dầu gấc bổ mắt
Dầu gấc trị mụn và làm mờ vết thâm mụn để lại
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì dầu gấc có chứa beta caroten, vitamin E có tác dụng làm giảm tình trạng mụn viêm rất tốt và làm mờ vết thâm do mụn để lại.
Để có thể trị mụn và làm mờ vết thâm, bạn có thể thực hiện cách như sau:
– Cách 1: Đắp mặt nạ dầu gấc và sữa chua
Trộn hỗn hợp bao gồm 1 thìa dầu gấc và 2 thìa sữa chua không đường đến khi hỗn hợp sánh mịn. Sau đó xông hơi mặt rồi bôi hỗn hợp này lên mặt trong vòng 15 – 20 phút và rửa mặt lại bằng nước ấm.
– Cách 2: Sử dụng mặt nạ dầu gấc và bột yến mạch
Trộn hỗn hợp bao gồm 2 thìa dầu gấc và 1 thìa bột yến mạch và cho thêm vài giọt chanh và mật ong. Sau đó, bạn rửa mặt sạch và đắp hỗn hợp trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó là rửa mặt lại bằng nước ấm.
Với cách đắp mặt nạ này thì bạn không nên thực hiện quá thường xuyên, chỉ nên làm 2 – 3 lần/tuần và cần chống nắng cẩn thận bằng các loại kem chống nắng, mũ nón và khẩu trang bạn nhé.
Dầu gấc trị rụng tóc
Nếu bạn đang cảm thấy rất lo lắng vì tình trạng tóc gẫy rụng của mình thì hãy thử dùng dầu gấc ngay nhé. Một trong những thành phần có trong dầu gấc và rất tốt cho tóc chính là vitamin E.
Cụ thể là vitamin E giúp tăng cường lưu thông máu trên da đầu, giúp kích thích tóc mọc nhanh và làm chậm quá trình lão hóa chậm ở tóc (tóc bạc sớm). Nhờ vậy, giúp cho bạn sở hữu được mái tóc dày dặn, chắc khỏe và trẻ trung.
Để chăm sóc mái tóc bằng dầu gấc, bạn có thể thực hiện cách như sau:
- Sau khi gội đầu, bạn thoa một lượng vừa phải dầu gấc lên mái tóc (tùy theo độ dài, độ dày của mái tóc).
- Ủ tóc bằng khăn mềm trong 15 – 20 phút.
- Gội lại tóc bằng nước sạch.
Dầu gấc dưỡng da
“Cái răng, cái tóc là góc con người”, chính vì thế việc chăm sóc hay là dưỡng da luôn được nhiều chị em quan tâm và tìm nhiều cách để có làn da trẻ trung, trắng sáng hơn.
Với các thành phần có hoạt tính chống oxy hóa mạnh trên da thì dầu gấc có thể giúp duy trì sự săn chắc của da mặt và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như: vết nhăn, đồi mồi…
Đồng thời, do có chứa hàm lượng lớn beta-caroten nên sử dụng dầu gấc có thể giúp làn da của bạn trắng sáng hơn đồng thời giúp cung cấp độ ẩm cân bằng cho da, giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường của da.
Để dưỡng da bằng dầu gấc, bạn có thể thực hiện như sau:
Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt, rồi cho một ít dầu gấc vào lòng bàn tay và thoa đều lên mặt. Đồng thời, bạn có thể kết hợp với mát xa da mặt để tăng cường hiệu quả dưỡng da theo cách này nhé. Để nguyên như vậy trong vòng 30 phút và rửa mặt lại bằng nước sạch.
Dầu gấc dưỡng da
Những công dụng khác của dầu gấc
Theo đông y, dầu Gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.
Dầu gấc được dùng trong nhiều trường hợp cơ thể thiếu vitamin A như: biến chứng về mắt (khô mắt, quáng gà), trẻ em chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú.
Dùng ngoài bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành. Dầu gấc dùng kèm một số thuốc kháng khuẩn đặc biệt chữa được bệnh viêm ngoài da.
Ở Anh, một số chuyên gia đã dùng vitamin A liều cao để chữa ung thư, tuy có thu được nhiều kết quả nhưng rất dễ gặp phải biến chứng nên khi sử dụng cần hết sức thận trọng.
Dầu gấc có tính nhuận tràng, dùng thích hợp cho người táo bón. Người đi lỏng không nên uống dầu Gấc.
Cách dùng
- Dùng uống với liều 5 giọt/lần, ngày 2 lần trước 2 bữa ăn chính, có thể dùng tới 20 giọt. Đối với trẻ em, dùng 5 đến 10 giọt/ngày.
- Dùng ngoài, dạng thuốc mỡ có 5 – 10% dầu Gấc có thể dùng dưới dạng dầu nguyên chất để bôi bỏng.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều sự hiểu biết hơn nữa về dầu gấc. Chúc bạn sẽ sử dụng dầu gấc hiệu quả nhé.