Bài viết sẽ trình bày một cách chi tiết về hóa chất trong phòng thí nghiệm, nội quy an toàn hóa chất trong phòng thí nghiệm và cách xử lý hóa chất trong phòng thí nghiệm khi gặp sự cố, giúp các bạn học sinh, sinh viên và các nhà khoa học có thể tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với những loại hóa chất này.
An toàn hóa chất trong phòng thí nghiệm hóa học
Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học
Khi sử dụng các loại hóa chất thí nghiệm thì đòi hỏi người dùng phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Nắm được các tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất trong phòng thí nghiệm.
- Các bạn nữ cần phải buộc tóc gọn gàng, đeo kính bảo hộ, khẩu trang y tế, gang tay và mặc áo Blouse trắng.
- Bàn thí nghiệm cần được làm sạch trước và sau khi tiến hành thí nghiệm hóa học.
- Tuyệt đối không được nuốt, không uống các loại hóa chất thí nghiệm.
- Nếu chẳng may bị hóa chất dính vào da hoặc vào mắt thì cần rửa sạch ngay lập tức.
- Các chất thải thí nghiệm cần được xử lý theo đúng quy định của phòng thí nghiệm.
Đeo gang tay khi thực hành trong phòng thí nghiệm
Đặc biệt, phòng thí nghiệm cần được trang bị tủ thuốc y tế bao gồm:
– Bông y tế, gạc, băng, panh gắp, bộ xy lanh, kim tiêm, kéo y tế,…
– Dung dịch cồn iot 5% để cầm máu
– Dung dịch thuốc tím 5% để sát trùng vết thương
– Thuốc chữa bỏng như: NaHCO3, CUSO4, NH4OH,…
– Thuốc trợ lực Vitamin B1, C, K, đường,…
Trong phòng thí nghiệm thường có các nhóm: hóa chất độc hại, hóa chất ăn mòn, hóa chất cháy nổ. Tùy vào từng nhóm mà chúng ta sẽ có các kỹ thuật an toàn phòng thí nghiệm hóa học khác nhau, cụ thể:
1. Hóa chất thí nghiệm độc hại
Trong phòng thí nghiệm các chất độc hại vô cơ bao gồm: HCl, Hg, CO, Cl2, H2S,… hay các chất hữu cơ như Benzen, CH3OH, Toluen,.. chỉ cần hít hoặc nuốt phải cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
2. Hóa chất thí nghiệm dễ ăn mòn
Các loại axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm hay photpho trắng,… là những loại hóa chất dễ ăn mòn khi đun nóng nên phải tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm về đun nóng hóa chất trong ống nghiệm bằng việc hướng ống nghiệm về phía không có người.
Khi pha loãng axit cần tuân thủ nguyên tắc đổ từ từ axit vào nước rồi khuấy đều. Nghiêm cấm không được đổ nước vào axit.
3. Hóa chất thí nghiệm dễ cháy nổ
Một số loại hóa chất thuộc nhóm dễ cháy có thể kể đến như rượu, cồn, dầu hỏa, axeton,… không nên để gần nguồn điện, cầu dao hay các chất dễ cháy khác. Ngoài ra, một số loại hóa chất dễ gây nổ như dung dịch kiềm, axit đặc, H2, các chất hữu cơ khác,… cũng cần phải lưu ý khi sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Cách Lưu trữ hóa chất trong phòng thí nghiệm
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất phòng thí nghiệm thì bắt buộc những người sử dụng cần phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất và độ độc hại của từng loại hóa chất.
Xem thêm: An toàn phòng thí nghiệm
Quản lý hóa chất phòng thí nghiệm
Việc quản lý hóa chất phòng thí nghiệm cũng phải diễn ra một cách có khoa học. Chúng ta cần phải lên danh sách các loại hóa chất có trong thí nghiệm kể cả về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi tình trạng các loại hóa chất tinh khiết theo ngày, tuần, tháng, năm,…
Đối với những loại hóa chất đã hư hỏng thì cần phải xử lý theo đúng quy định và bổ sung thay thế kịp thời. Mỗi phòng thí nghiệm đều bắt buộc phải có hồ sơ ghi chép tên gọi, công thức, nơi sản xuất, hạn sử dụng, đặc tính và cách sử dụng của từng loại hóa chất.
Cách xử lý hóa chất phòng thí nghiệm
Có nhiều trường hợp khi sử dụng hóa chất làm thí nghiệm bị văng vào tay, vào mắt,.. và mỗi trường hợp chúng ta lại có một cách xử lý hóa chất phòng thí nghiệm khác nhau.
Xử lý hóa chất phòng thí nghiệm khi bị rơi vãi ra ngoài
- Khi bị axit đặc hoặc brom bắn vào da thì phải rửa ngay vết thương bằng vòi nước mạnh, rồi dùng bông tẩm NaHCO3 2% hoặc dung dịch tanin trong cồn và đắp lên vết thương, sau đó băng lại.
- Khi bị kiềm làm bỏng, phải rửa ngay với nước sạch rồi bôi thuốc sát trùng sau đó băng lại.
- Trong trường hợp bị bỏng do vật nóng hay các mảnh thủy tinh thì phải gắp các mảnh chất rắn ra rồi dùng thuốc tím hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên vết bỏng. Sau đó, dùng thuốc mỡ chữa bỏng rồi băng lại.
- Nếu chẳng may bị hóa chất bắn vào mắt thì việc đầu tiên phải rửa lại với nước nhiều lần sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
- Khi bị nhiễm độc do hít phải nhiều loại khí độc như Cl2, Br2, H2S,.. thì cần đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng. Còn đối với nhiễm độc các loại khí As, Hg thì cần đến bệnh viện ngay để cấp cứu.
Mỗi phòng thí nghiệm hóa học cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy như: bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, xô chậu,… Các thành viên cần phải nắm vững được các nguyên tắc chữa cháy. Đặc biệt, cần phải nắm vững kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học, nguyên tắc bảo quản, các ký hiệu nguy hiểm trên từng lọ. Trong trường hợp có tai nạn xảy ra phải nhanh chóng sơ cứu nạn nhân trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Hoahocngaynay.com
Nguồn: Labvietchem.com.vn