(H2N2)-Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ngày 26/4/1986 là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhưng ít ai biết rằng, ở một khía cạnh khác, thảm họa Chernobyl lại mở ra cơ hội ứng dụng những nghiên cứu “tối mật” về công nghệ sinh học vào cuộc sống…
Sự cố nổ lò phản ứng số bốn của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã làm thất thoát ra môi trường một lượng phóng xạ cực lớn, ước tính gấp bốn trăm lần lượng phóng xạ của quả bom hạt nhân được thả xuống Hiroshima năm 1945. Song song với những nỗ lực nhằm ngăn chặn sự phát tán của phóng xạ, chính quyền Liên Xô phải đối mặt với một thách thức vô cùng lớn – đó là việc cứu chữa cho hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người bị nhiễm xạ ở cường độ cao – bệnh nhân trực tiếp của các bệnh ung thư, máu trắng, suy tiêu hóa và tử vong! Tất cả các biện pháp đã được tiến hành, thậm chí là những biện pháp vốn chỉ được chuẩn bị dành cho chiến tranh hạt nhân với Mỹ!
Ngay từ đầu những năm 1970, theo chỉ thị đặc biệt của Nhà nước Liên Xô, các nhóm nghiên cứu đã được giao nhiệm vụ tìm ra những giải pháp dự phòng cho khả năng bị tấn công hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh. Các giải pháp này hướng đến việc ngăn ngừa khả năng bị nhiễm xạ (sử dụng các boongke nằm sâu dưới lòng đất), chế tạo ra các vật liệu chống nhiễm xạ để làm trang phục bảo hộ, và thậm chí là các phương thuốc để ngăn ngừa hậu quả của phơi nhiễm phóng xạ. Nhóm các nhà vi sinh vật học tại Leningrad sau khi thử nghiệm trên 600 chủng vi khuẩn khác nhau đã tìm ra một chế phẩm đặc biệt. Nó được chiết xuất bằng công nghệ enzymes đặc hiệu, giúp phân tách thành tế bào vi khuẩn lành tính Lactobacillus rhamnosus ra thành hàng nghìn mảnh nhỏ – là các tiểu phân peptidoglycan mạch ngắn. Khi được đưa vào cơ thể, các peptidoglycan này đóng vai trò như hàng tỷ đơn vị kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, nhờ đó gia tăng số lượng bạch cầu, giảm nguy cơ bệnh máu trắng và các tác động xấu khác của tia phóng xạ. Nghiên cứu này được đóng dấu “Tối Mật” và mãi mãi sẽ còn nằm trong hồ sơ mật nếu như không xảy ra sự cố Chernobyl…
Khi được quyết định ứng dụng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ, sản phẩm này đã cho một kết quả không ngờ: tỉ lệ tử vong do nhiễm các bệnh liên quan giảm đi đáng kể, nhất là bệnh máu trắng, ung thư và tổn thương hệ tiêu hóa, tỉ lệ phục hồi của các bệnh nhân này cao hơn hẳn so với các bệnh nhân không sử dụng. Chính điều đó đã một phần làm giảm bớt hậu quả kinh hoàng mà người dân các nước Ucraina, Belarus… trực tiếp phải chịu sau thảm họa.
Những “bí mật quốc gia” này cũng dần được công bố và các nước khác biết đến “chế phẩm đặc hiệu” này và gọi nó với cái tên Russian Choice Immune (“sự lựa chọn miễn dịch của Nga”). Chế phẩm này được tập trung nghiên cứu tại Allergy Research Group (Viện nghiên cứu dị ứng Hoa Kỳ), và được tối ưu hóa trong chiết xuất, tạo ra một sản phẩm hoàn hảo hơn, được đặt tên là Delta – immune. Năm 1998, Delta – immune được ứng dụng cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm như: cảm cúm, viêm đường hô hấp, suy giảm miễn dịch và thậm chí là ung thư, cho kết quả vô cùng khả quan, trong đó nổi bật nhất là công dụng tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ – “điều cốt lõi” trong việc chữa trị rất nhiều bệnh thường gặp hiện nay! Tại Mỹ, hiện nay Delta – immune đang được tiếp tục phát triển và cải tiến với các chủng vi khuẩn khác nhau, nhằm tối ưu hóa công dụng đặc biệt của nó, và đáp ứng với nhu cầu điều trị càng ngày càng cao của người bệnh. Còn tại Nga – “quê hương” của Delta – immune, rất tiếc đến tận bây giờ chế phẩm này vẫn không hề được đưa ra để phục vụ cuộc sống!
Năm 2004 Delta – immune được chuyển giao từ Mỹ về Việt Nam và đã được sản xuất thành công. Trong bối cảnh Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á đang bối rối vì lo ngại tai họa hạt nhân từ nhà máy Fukushima, khi mà người dân khắp nơi xếp hàng mua muối I-ốt (trong khi nó chỉ có thể ngăn ngừa ung thư tuyến giáp), thiết nghĩ chúng ta cần thiết đặt lại vấn đề về chế phẩm Genecel này, nhằm giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ của một thảm họa có thể đang đến gần…
ThS. Nguyễn Quang Thái
<
p style=”text-align: justify;”>Học viện Hóa dược Saint-Petersburg, LB Nga (tổng hợp)/ANTĐ