(Hóa học ngày nay-H2N2) Phát hiện và loại bỏ thủy ngân từ môi trường nước sớm có thể được thực hiện với một loại vi cầu từ tính “tất cả-trong-một” đuợc phát triển bởi các nhà khoa học Trung Quốc.
Các ion thủy ngân (II) là hình dạng ổn định nhất của thủy ngân vô cơ và được biết là có tác động không tốt cho con người và môi trường. Chúng được phát tán vào môi trường do các hoạt động bao gồm quá trình: đốt nhiên liệu hóa thạch, pin thải và sản xuất hóa chất. Hầu hết các phương pháp hiện hành để phát hiện và loại bỏ thủy ngân cần một chi phí lớn và đắt tiền mà không thích hợp cho việc phân tích môi trường, và trong hầu hết trường hợp, hai quá trình phải thực hiện riêng rẽ.
Gần đây, Shengyang Tao, từ Đại học Công nghệ Đại Liên, và các đồng nghiệp đã tạo ra một nanocomposite có dạng vi cầu có thể phát hiện, hấp phụ và loại bỏ thủy ngân từ nước. Khả năng kết hợp tất cả các chức năng trong một loại vật liệu đơn là duy nhất, Tao cho biết.
Shengyang Tao đã tạo ra đuợc các vi cầu sử dụng một qui trình đơn giản và vật liệu rẻ tiền. Một lõi sắt từ Fe3O4 đã được bọc trong một vỏ bằng silic bên trong và sau đó là một vỏ silic dạng mesoporous bên ngoài, kết hợp với một dẫn xuất của Rhodamine-B (một thuốc nhuộm huỳnh quang). Rhodamine-B hoạt động như một đầu dò để tìm thủy ngân, sau đó thủy ngân bị hấp phụ bằng vỏ silic. Một từ trường tác động lên các hạt vi cầu, thu hút và kéo thủy ngân ra khỏi nước.
Xing Đong, từ Công ty nghiên cứu vật liệu từ Steward cho ấn tượng với những kết quả, “điều lý thú của là họ vật liệu có tính chọn lọc cao và thủy ngân bị loại bỏ khá dễ dàng do một từ trường bên ngoài”
Shengyang Tao nói các hạt có thể được sử dụng để phát hiện cũng có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực y tế. ‘Chúng tôi đang cố gắng tích hợp nhiều hơn ba chức năng trong một vi cầu để sử dụng trong lĩnh vực nano trong y học “ông nói thêm.
Theo RSC
Tham khảo thêm
Multifunctional mesoporous material for detection, adsorption and removal of Hg2+ in aqueous solution
Chan Wang, Shengyang Tao, Wei Wei, Changgong Meng, Fengyu Liu and Mei Han, J. Mater. Chem., 2010-DOI: 10.1039/c000315h