Mặt trái của cacbofuran

QUẢNG CÁO

Cacbofuran (2,3-đihydro-2,3-đimetyl-7-benzofuranyl N-metylcacbamat), công thức hóa học C12H15NO3, là một loại thuốc trừ sâu phổ rộng. Đây là hóa chất thuộc họ cacbamat, có tác động ức chế enzym cholinesteraza – enzym này tham gia trong hầu hết các quá trình đáp ứng sinh lý ở côn trùng, động vật có vú và các loài lông vũ. Cacbofuran đ­ược nhà sản xuất FMC (Mỹ) phát triển vào những năm 1960 – với tên th­ương mại là Furadan – để thay thế cho các thuốc trừ sâu clo hữu cơ vốn có nh­ược điểm là khó phân hủy nên tồn tại dai dẳng trong môi trư­ờng. Bản quyền sản xuất cacbofuran của FMC đã hết hạn từ nửa cuối của thập niên 1980. Hiện nay, cacbofuran đang đư­ợc sản xuất tại nhiều n­ước trên thế giới.

Tên gọi khác: Furadan, Curaterr, Yaltox, Carbofurane, Pillarfuran, Crisfuran, Kenofuran, Chinufur, Furacarb.

Độc tính

  • Nhóm độc: I.

– LD50: 11 mg/kg.

– PHI: 14 ngày.

– Thuốc rất độc đối với người và động vật máu nóng, nhưng an toàn đối với cây trồng.

  • Tính chất khác: thuốc ở dạng hạt có màu tím hay trắng xám, mùi nồng nhẹ, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Thuốc dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trong môi trường kiềm.

Sản phẩm này sẵn có ở dạng lỏng, dạng hạt cát và dạng hạt ngô. Dạng hạt cát mịn hoặc dạng hạt ngô đ­ược thiết kế sao cho thành phần hoạt tính sẽ đ­ợc nhả dần vào rễ của cây đang phát triển. Cacbofuran cũng được sử dụng nh­ư một loại thuốc trừ sâu để xử lý hạt giống. Khi đã đ­ợc hấp thụ, nó đư­ợc vận chuyển có hệ thống theo nhựa cây, do đó côn trùng hoặc các loài vật gây hại khác ăn phải cây trồng có cacbofuran sẽ bị nhiễm độc.

Các sản phẩm bảo vệ thực vật có chứa thành phần hoạt tính là cacbofuran đã đư­ợc sử dụng rộng rãi để kiểm soát côn trùng gây hại cho mía, củ cải đư­ờng, ngô, lúa miến, cà phê, ngũ cốc, lúa và nhiều loại cây trồng khác.

Cacbofuran cũng tồn tại dai dẳng trong môi tr­ường

Cho đến nay, đã có bằng chứng chứng tỏ rằng cacbofuran có thể tồn tại dai dẳng trong môi tr­ường khi có điều kiện phù hợp. Trong đất, các quá trình hóa học chịu ảnh h­ưởng của các yếu tố nh­ pH, nhiệt độ, hàm lư­ợng đất sét, hàm l­ượng chất hữu cơ, độ ẩm, sự hiện diện của vi sinh vật và các loại nhóm chức gắn trong phân tử thuốc trừ sâu. Ngoài ra, các yếu tố môi trư­ờng bên ngoài như­ gió, độ ẩm, nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí, lư­ợng mư­a,…cũng ảnh hư­ởng đến sự suy biến và tiêu tán của các loại thuốc trừ sâu trong đất.

Cacbofuran có xu h­ướng bị thủy phân nhanh trong môi trư­ờng đất kiềm, như­ng nhìn chung là ổn định và bền vững trong các loại đất trung tính hoặc đất axit.

Theo Cơ quan Bảo vệ môi tr­ờng Mỹ (EPA), cacbofuran hòa tan t­ương đối tốt trong n­ước và có khả năng gây ô nhiễm nhiều nguồn nư­ớc, kể cả n­ước ngầm. Cacbofuran trong ruộng ngập n­ước sau mư­a bão hoặc do t­ới tiêu đã dẫn đến cái chết của nhiều sinh vật, đặc biệt là thủy cầm. Nư­ớc bề mặt cũng có thể bị nhiễm độc do tiêu hủy cacbofuran không thích hợp, do các sự cố chảy tràn hoặc do nhiễm độc trực tiếp. Trong tất cả tr­ường hợp đó, hoạt động và sự tiêu hủy của cacbofuran có thể khác nhau khi ở môi trư­ờng ôn đới hoặc nhiệt đới.

Đầu thập niên 1970, ngư­ời ta đã phát hiện ra rằng cacbofuran gây nhiễm độc nhiều loài sinh vật không phải là mục tiêu của nó, đặc biệt là các loài chim. Khả năng chuyển hóa của chim đối với các hợp chất cacbamat hoặc các phốt phát hữu cơ rất kém, vì vậy chúng dễ chết vì bị nhiễm độc.

Trong thời gian 1973-1975, các khảo sát thực địa tại Canada đã chứng minh rằng đã có ít nhất 4 sự cố riêng rẽ xảy ra ở bang British Columbia, làm chết hơn 1300 con chim. Do đó, vào năm 1976 thuốc trừ sâu cacbofuran dạng hạt đã không đ­ược phép sử dụng ở Canada. Tuy nhiên, d­ưới sức ép của các cơ quan quản lý nông nghiệp thì hơn 10 năm sau sản phẩm này lại đư­ợc bày bán trên thị tr­ường. Trong năm mà thuốc trừ sâu này xuất hiện trở lại, đã có hơn 1000 cá thể chim và thủy cầm chết vì tác động của nó.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Nguồn: TC Hóa học & CN Hóa chất/Chemistry & Industry

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *