Chất kết tủa là gì? Cách nhận biết như nó như thế nào? Các chất kết tủa nào thường gặp trong hóa học và màu sắc của chúng ra sao?
1. Chất kết tủa là gì?
- Quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch khi phản ứng hoá học được xảy ra trong dung dịch lỏng được gọi là kết tủa. Hóa chất gây ra một chất rắn để tạo thành trong một dung dịch lỏng gọi là một chất kết tủa. Nó là chất rắn gồm các hạt trong dung dịch. Nếu không chịu tác động của trọng lực (lắng đọng) để gắn kết các hạt với nhau, các chất tồn tại trong dung dịch sẽ ở dạng huyền phù. Sau khi lắng đọng, nhất là khi sử dụng phương pháp ly tâm trong phòng thí nghiệm để làm nén chặt chúng thành khối, chất kết tủa có thể được xem là viên. Chất lỏng không kết tủa còn lại ở phía trên được gọi là “supernate” hay “supernatent” có nghĩa là dịch nổi.
- Bột thu được từ quá trình này về mặt lịch gọi là “bông (tụ)”. Khi chất rắn xuất hiện dưới dạng sợi cenllulose thông qua quá trình hóa học, quá trình đó được gọi là sự tái sinh.
2. Cách nhận biết chất kết tủa
- Chất kết tủa là các chất không tan trong dung dịch sau phản ứng, để nhận biết chúng, chúng ta có thể thực hiện các phản ứng hóa học và quan sát. Hoặc sử dụng bảng tính tan đã có sẵn một số chất thường gặp.
Có thể sử dụng bảng tính tan để nhận biết các chất kết tủa
3. Ứng dụng của kết tủa là gì?
- Các phản ứng kết tủa được dùng để loại bỏ muối ra khỏi nước, cô lập các sản phẩm hay chuẩn bị sắc tố.
- Dùng để xác định các cation hoặc anion có trong muối như một phần của phân tích định tính
- Nó cũng có thể xuất hiện khi có phản dung môi được thêm vào, làm giảm mạnh tính tan của sản phẩm mong muốn, sau đó được tách ra bằng phương pháp ly tâm, lọc hay tẩy.
- Ứng dụng trong luyện kim để tạo thành các hợp kim có độ bền cao (quá trình solid solutin strengthening)
4. Các chất kết tủa thường gặp và màu sắc của chúng
Khi biết được màu sắc của các chất này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vận dụng để nhận biết các chất. Dưới đây là danh sách của một số chất kết tủa thường gặp trong hóa học và màu sắc của chúng.
STT | Chất kết tủa | Màu sắc kết tủa | STT | Chất kết tủa | Màu sắc kết tủa |
1 | Al(OH)3 | Keo trắng | 15 | CaCO3 | Trắng |
2 | FeS | Màu đen | 16 | AgCl | Trắng |
3 | Fe(OH)2 | Trắng xanh | 17 | AgBr | Vàng nhạt |
4 | Fe(OH)3 | Màu đỏ | 18 | AgI | Màu vàng cam hay vàng đậm |
5 | FeCl2 | Dung dịch màu lục nhạt | 19 | Ag3PO4 | Màu vàng |
6 | FeCl3 | Dung dịch màu vàng nâu | 20 | Ag2SO4 | Trắng |
7 | Cu | Màu đỏ | 21 | MgCO3 | Kết tủa trắng |
8 | Cu(NO3)2 | Dung dịch xanh lam | 22 | CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS | Màu đen |
9 | CuCl2 | Tinh thể màu nâu, dung dịch màu xanh lá cây | 23 | BaSO4 | Trắng |
10 | Fe3O4 (rắn) | Màu nâu đen | 24 | BaCO3 | Trắng |
11 | CuSO4 | Tinh thể khan có màu trắng, tinh thể ngậm nước và dung dịch màu xanh lam | 25 | Mg(OH)2 | Trắng |
12 | Cu2O | Có màu đỏ gạch | 26 | PbI2 | Vàng tươi |
13 | Cu(OH)2 | Màu xanh lơ (xanh da trời) | 27 | C6H2Br3OH | Trắng ngà |
14 | CuO | Màu đen | 28 | Zn(OH)2 | Keo trắng |
Các chất kết tủa thường gặp và màu sắc của chúng
5. Những chất kết tủa trắng thường gặp trong hóa học
STT | Chất kết tủa | Đặc điểm |
1 | Al(OH)3 – Nhôm hydroxit hay hydragillite | – Hầu hết các hợp chất hiđrôxít vô cơ đều không tan trong nước, là chất rắn, chất lưỡng tính
– Nhôm hydroxit mới kết tinh khi để lâu trong nước sẽ mất đi khả năng hòa tan trong kiềm và axit – Sản phẩm được ứng dụng trong sản xuất kim loại, xi măng trắng, thủy tinh gạch chịu lửa, công nghệ nhuộm và dược phẩm |
2 | Zn(OH)2 – Hydroxit kẽm hay kẽm hydroxit | – Là một bazơ, chất rắn màu trắng, không hòa tan trong nước
– Dung dịch bao gồm ion kẽm và hydroxit – Sử dụng để hút máu trong băng y tế lớn dùng sau phẫu thuật |
3 | AgCl – Bạc clorua | – Hợp chất hóa học có màu trắng, dẻo, nóng và sôi không phân hủy
– Rất ít tan trong nước và không tạo ra tinh thể ngậm nước – Phản ứng với kiềm đặc, hidrat amoni và không bị axit mạnh phân hủy- Ứng dụng trong làm giấy, thuốc giải ngộ độc thủy ngân, trong băng gạc hay các sản phẩm làm lành vết thương,… |
4 | Ag2SO4 – Bạc sunfat | – Hợp chất màu trắng, bền nhưng nhạy cảm với ánh sáng
– Dung dịch được tạo nên từ ion Ag và ion SO4 bới phản ứng giữa bazơ và muối hoặc giữa muối với muối – Dung dịch rất độc nên cần thận trọng khi tiếp xúc |
5 | MgCO3 – Magie cacbonat | – Hợp chất hóa học vô cơ với dung dịch bao gồm ion magie và ion CO3- Có độc tính thấp và khả năng ngậm nước
– Ứng dụng trong sản xuất thuốc nhuận tràng, thành phần của chất phụ gia – Mặc dù không có tác hại với con người nhưng cũng có thể gây nên một số bệnh rất nguy hiểm |
6 | BaSO4 – Bari sunfat | – Dung dịch màu trắng hoặc không màu
– Là nguồn cung cấp chủ yếu của bari |
7 | BaCO3 – Bari cacbonat | – Ứng dụng trong sản xuất vật liệu từ tính, điện tử, lọc nước, gốm sứ, thủy tinh, sơn, bột màu, vật liệu xây dựng và thép, cacbon,…. |
8 | CaCO3 – cacbonat canxi | – Hợp chất hóa học màu trắng
– Ứng dụng chủ yếu trong y tế như làm chất bổ sung canxi cho người bị loãng xương,… hay chất khử chua – Là một thành phần cấu thành hoạt hóa trong vôi công nghiệp |
9 | Mg(OH)2 – Oxit magie | – Là một ôxít của magie
– Ứng dụng để tạo các hợp kim nhôm-magie trong sản xuất vỏ đồ hộp hay trong các thành phần cấu trúc ô tô, máy móc. |
Trên đây là những thông tin về kết tủa là gì cũng như các chất kết tủa thường gặp và cách nhận biết chúng.
Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info
Nguồn: Vietchem.com.vn