Mỹ kiện Trung Quốc về đất hiếm

QUẢNG CÁO

dat_hiemHoa Kỳ sẽ đệ đơn kiện Trung Quốc trước Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) để thách thức những giới hạn của Trung Quốc về xuất khẩu đất hiếm.

Liên hiệp châu Âu (EU) và Nhật Bản được cho là sẽ ủng hộ Hoa Kỳ trong vụ này.

Bắc Kinh lâu nay vẫn đề ra một số hạn ngạch cho xuất khẩu đất hiếm mà nhiều hạn ngạch này là tối quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao.

Hoa Kỳ lập luận rằng bằng việc giới hạn xuất khẩu, Trung Quốc, vốn là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, đã đẩy giá cả lên cao.

Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng kim loại từ đất hiếm trên toàn thế giới và bất cứ giới hạn nào về xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đối với mặt hàng này cũng sẽ có khả năng ảnh hưởng tới giá cả toàn cầu.

‘Không công bằng’?

Có quan ngại rằng chính phủ Trung Quốc đã thực thi các hạn ngạch này trong một nỗ lực để bảo đảm giá cả của chúng được giữ ở mức thấp tại Trung Quốc, một điều giới chỉ trích cho là không công bằng vì nó có lợi cho các nhà sản xuất của Trung Quốc.

Tuy nhiên Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này và nói rằng họ giám sát việc thực thi hạn ngạch để bảo đảm không gây tổn hại môi trường do khai thác quá mức.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc được trích lời hôm nay 13/3 bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc từ bên ngoài.

Chính sách của Trung Quốc về xuất khẩu đất hiếm đã bị Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác chỉ trích

Còn chính phủ Mỹ có lẽ sẽ nộp đơn lên WTO cùng ngày để khiếu nại về Trung Quốc, theo hãng thông tấn Reuters, AP và AFP.

Hồi giữa năm 2011, báo Anh, t̀ơ The Guardian có bài chuyên đề về ngành khai thác và xuất khẩu đất hiếm trên thế giới, chỉ ra nhu cầu còn tăng.

The Guardian khi đó trích lời giới chuyên gia cảnh báo rằng nhu cầu đất hiếm trên thế giới đến 2015 có thể tăng tới 48%, lên chừng 185 nghìn tấn một năm.

Bài báo hồi tháng 6/2011 cũng nói quyết định của Trung Quốc hạn chế bán ra khiến 17 loại đất hiếm có chứa các kim loại dùng trong bóng đèn tiết kiệm điện, màn hình plasma, động cơ sức gió và điện thoại thông minh tăng vọt và có nguy cơ tiếp tục lên giá.

Giá của chất europium oxide cho tới giữa năm 2011 tăng từ 1260 đô la Mỹ một kilogram lên 3400 đô la Mỹ.

Hiện các nước có ngành sản xuất công nghệ cao cần khoáng sản từ đất hiếm đang tìm các nguồn khác vì xuất khẩu từ Trung Quốc giảm.

Hồi đầu năm nay, có tin tập đoàn Shin-Etsu của Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 26 triệu đôla để xây nhà máy tinh luyện đất hiếm cũng như cơ sở chế biến nguyên liệu cho bản phát quang điện tử tại Việt nam.

Hoahocngaynay.com

Nguồn BBC Vietnamese

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *